Giới thiệu  |   Liên hệ   | 
Loading...

 THÔNG TIN LIÊN HỆ

 Văn phòng UBND huyện Phú Thiện
Chịu trách nhiệm chính: Ông Nguyễn Ngọc Ngô - Phó Chủ tịch TT UBND huyện Phú Thiện
Giấy phép số: 
Địa chỉ: 05 Quang Trung, thị trấn Phú Thiện, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai
Điện thoại: (0269) 3 882 226 - FAX: (0269) 3 882 237
Email: ubndphuthien@gialai.gov.vn

Đánh giá, nhận xét, bố trí, sử dụng cán bộ những kết quả đạt được qua triển khai thực hiện Nghị quyết TW3 (Khóa 8) của Bộ Chính trị về chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước ở Huyện ủy Phú Thiện

15/11/2017
Quán triệt sâu sắc quan điểm của Đảng, công tác cán bộ là khâu then chốt trong công tác xây dựng Đảng và cả lý luận, thực tiễn cho thấy công tác đánh giá cán bộ là khâu đầu tiên và cũng là khâu khó nhất, quan trọng nhất trong công tác cán bộ, bởi đánh giá cán bộ là cơ sở, tiền đề để thực hiện các khâu khác trong công tác cán bộ. Đánh giá đúng phẩm chất, năng lực của cán bộ thì sẽ phát huy đúng năng lực, sở trưởng của cán bộ trong công tác bố trí, sử dụng cán bộ và khi đó cán bộ mới thực sự là “cái gốc của mọi công việc” theo lời dạy của Bác Hồ. Thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 (khóa 8) của Bộ Chính trị về chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, trong những năm qua, Huyện ủy Phú Thiện đã chú trọng, quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện có hiệu quả về công tác cán bộ.  Qua đó, tạo được sự thống nhất trong nhận thức và hành động trong toàn Đảng bộ huyện về ý nghĩa, vai trò then chốt của công tác cán bộ; tạo được sự đổi mới mạnh mẽ trong công tác cán bộ gắn với đổi mới phương thức lãnh đạo của cấp ủy, từng bước xây dựng đội ngũ cán bộ đảm nhận các chức danh lãnh đạo, quản lý các cấp trong hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở đảm bảo các tiêu chuẩn cán bộ theo quy định, đồng bộ về cơ cấu và đảm bảo tính kế thừa, phát triển và tạo sự chuyển tiếp liên tục, vững vàng giữa các thế hệ cán bộ. Điểm mấu chốt và cũng là nguyên nhân chính mang tính quyết định đến những kết quả này của Huyện ủy Phú Thiện chính là việc thực hiện nghiêm túc, chặt chẽ, có hiệu quả và đồng bộ, liên thông giữa các khâu trong công tác cán bộ, trong đó quan trọng nhất là đánh giá, nhận xét cán bộ và bố trí, sử dụng cán bộ.

Về đánh giá, nhận xét cán bộ:
 
Đối với cán bộ được giới thiệu ứng cử, đề bạt, bổ nhiệm. Ban Thường vụ Huyện ủy đã đề ra Quy trình cán bộ được giới thiệu ứng cử, bổ nhiệm phải trải qua 04 bước về nhận xét, đánh giá cán bộ đó là: (1) Cán bộ làm bản tự nhận xét, đánh giá và trình bày trước tập thể cơ quan mình công tác để lấy ý kiến góp ý;(2) Thủ trưởng, cơ quan trực tiếp quản lý cán bộ ( Trưởng các Ban Đảng, UBND huyện) nhận xét, đánh giá bằng văn bản kèm thủ tục, hồ sơ gửi về Ban Tổ chức Huyện ủy;(3) Trưởng Ban Tổ chức Huyện ủy chủ trì phối hợp với lãnh đạo các Ban xây dựng Đảng Huyện ủy đánh giá, nhận xét và đề xuất với Ban Thường vụ Huyện ủy và cuối cùng Ban Thường vụ Huyện ủy thảo luận, nhận xét trước khi biểu quyết quyết định.

Đối với công tác đánh giá cán bộ định kỳ hàng năm, thực hiện theo Hướng dẫn 27-HD/BTCTW của Ban Tổ chức trung ương, đồng thời cụ thể hóa bằng Kế hoạch của Ban Thường vụ Huyện ủy và hướng dẫn chi tiết của Ban Tổ chức Huyện ủy để tổ chức thực hiện. Ban Thường vụ Huyện ủy tiến hành gợi ý kiểm điểm đối với tập thể, cá nhân có những vấn đề nổi cộm và thành lập các tổ công tác của Ban Thường vụ dự theo dõi, chỉ đạo công tác chuẩn bị, tiến hành kiểm điểm của tập thể lãnh đạo, tổ chức đảng và các cơ quan của huyện nhằm đảm bảo việc kiểm điểm được chuẩn bị chu đáo về nội dung và tiến hành kiểm điểm đúng quy trình, thủ tục theo quy định; đảm bảo đúng phương châm lấy kết quả kiểm điểm của tập thể làm cơ sở để kiểm điểm cá nhân; lấy kết quả kiểm điểm của cá nhân để bổ sung, hoàn chỉnh kiểm điểm của tập thể, xác định rõ trách nhiệm của từng cá nhân đối với những hạn chế, yếu kém của tập thể.

Sau khi thực hiện đầy đủ quy trình, thủ tục, hồ sơ về đánh giá cán bộ, các cơ quan, đơn vị gửi về Ban Tổ chức Huyện ủy, trên cơ sở đó, Ban Tổ chức Huyện ủy tổng hợp nhận xét đối với từng cá nhân, sau đó phân các đối tượng thành từng nhóm như nhóm lãnh đạo các phòng chuyên môn của huyện, nhóm các chức danh lãnh đạo các Ban Đảng, Mặt trận các đoàn thể huyện, nhóm các chức danh chủ tịch, phó chủ tịch HĐND-UBND xã, nhóm các chức danh bí thư, phó bí thư Đảng bộ, chi bộ cơ sở để tham mưu Ban Thường vụ Huyện ủy Quyết định thành lập các tổ đánh giá nhận xét cán bộ do các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Huyện ủy làm Tổ trưởng tiến hành đánh giá, nhận xét, đề xuất mức phân loại báo cáo Ban Thường vụ Huyện ủy thảo luận, đánh giá, biểu quyết mức phân loại đối với từng đồng chí.

Sau khi có kết luận của Ban Thường vụ Huyện ủy, Ban Tổ chức Huyện ủy thông báo kết quả nhận xét, đánh giá của Ban Thường vụ Huyện ủy đến từng đồng chí và cơ quan nơi đồng chí đó công tác biết, thoi dõi. Nội dung thông báo thể hiện rõ về Ưu điểm, khuyết điểm, mức phân loại cán bộ.

Với cách làm cụ thể như trên. Công tác đánh giá cán bộ trong thời gian qua của huyện Phú Thiện luôn bảo đảm tính khách quan, toàn diện, tính lịch sử, cụ thể; trên cơ sở thực hiện tự phê bình và phê bình; thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ; công khai đối với cán bộ được đánh giá. Phát huy đầy đủ trách nhiệm của tập thể và cá nhân, lấy kết quả, hiệu quả hoàn thành nhiệm vụ làm thước đo chủ yếu trong đánh giá cán bộ. Sau khi thực hiện đầy đủ quy trình, thủ tục về công tác đánh giá cán bộ theo quy định, kết quả đánh giá, xếp loại đối với cán bộ được Ban Tổ chức Huyện ủy thông báo cụ thể đến từng đồng chí và lưu trữ, sử dụng kết quả đánh giá cán bộ phục vụ cho các khâu khác trong công tác cán bộ theo quy định.

Hằng năm 100% cán bộ thuộc diện Ban Thường vụ Huyện ủy quản lý và cán bộ thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý ủy quyền cho Ban Thường vụ Huyện ủy đánh giá, phân loại được Ban Thường vụ Huyện ủy đánh giá, phân loại. Kết quả phân loại bình quân hàng năm: Cán bộ được phân loại mức xuất sắc là 13%, hoàn thành tốt nhiệm vụ là 83%, còn lại là mức hoàn thành và không hoàn thành, tỷ lệ này thấp hơn giai đoạn từ năm 2013 trở về trước. Tỷ lệ tổ chức đảng được xếp loại trong sạch vững mạnh trước năm 2013 là 75%, năm 2013 là 50% và tăng dần đến năm 2016 đạt 60%.

Điều đó có nghĩa là việc đánh giá, phân loại tập thể và cá nhân ở Phú Thiện đã hạn chế được việc chạy theo thành tích và đi vào thực chất hơn, đó cũng chính là một trong những kết quả đạt được của Huyện ủy Phú Thiện trong việc khắc phục những tồn tại, hạn chế đã được chỉ rõ qua kiểm điểm Nghị quyết Trung ương 04 (khóa XI).
Tuy nhiện, bên cạnh những chuyển biến, kết quả đạt được như trên, công tác đánh giá, nhận xét cán bộ ở huyện Phú Thiện vẫn còn tồn tại một số hạn chế,  khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện đó là:

Vẫn còn có cấp ủy cơ sở, một số người đứng đầu cơ quan, đơn vị chưa thực sự nhận thức đầy đủ về ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác đánh giá cán bộ, chưa coi trọng đúng mức đến công tác đánh giá cán bộ. Quá trình triển khai thực hiện ở một số nơi chưa thực sự dân chủ, khách quan. Trong công tác đánh giá cán bộ còn thiếu những cơ chế, giải pháp cụ thể để phát huy dân chủ, phát huy trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị. Kết quả đánh giá, xếp loại cán bộ nhìn chung vẫn chưa thực sự phản ánh chính xác, đầy đủ phẩm chất, năng lực của một bộ phận cán bộ. Các căn cứ, tiêu chí đánh giá cán bộ theo quy định, hướng dẫn của cấp trên còn chung chung, có phần cảm tính, chưa cụ thể hóa thành các tiêu chí đo lường cụ thể để đánh giá chính xác cán bộ.

Về bố trí, sử dụng cán bộ:

Trong những năm qua, công tác xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý các cấp của huyện Phú Thiện nói chung trong đó có công tác bố trí, sử dụng cán bộ đã đạt được những kết quả quan trọng. Đảm bảo nguyên tắc Đảng thống nhất lãnh đạo, quản lý công tác cán bộ, đồng thời trong qua trình thực hiện công tác bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử đảm bảo đúng quy trình, thủ tục, tiêu chuẩn theo quy định; phát huy dân chủ, trí tuệ tập thể và trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, cơ quan trong công tác cán bộ. Qua đó, tạo sự chủ động, có tầm nhìn toàn diện trong công tác cán bộ; từng bước khắc phục được tình trạng hẫng hụt trong đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý; công tác tổ chức, xây dựng đội ngũ cán bộ của huyện trong thời gian qua cũng đã bảo đảm được tính kế thừa, phát triển và tạo sự chuyển tiếp liên tục, vững vàng giữa các thế hệ cán bộ, giữ vững đoàn kết nội bộ, sự ổn định chính trị, phát huy được năng lực, sở trường của cán bộ trong thực hiện nhiệm vụ được giao. Công tác bố trí, sử dụng cán bộ đã tạo được sự chuyển biến tích cực về chất lượng, hiệu quả hoạt động của cả hệ thống chính trị từ cấp huyện đến cơ sở, góp phần quan trọng, mang tính quyết định trong việc nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng và chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên.

Về thực hiện công tác này của huyện luôn đảm bảo đúng điều kiện, quy trình, thủ tục, hồ sơ theo quy định của Đảng và hướng dẫn của cấp trên. Tuy nhiên, Huyện ủy đã triển khai một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác bố trí, sử dụng cán bộ, đó là:

Trước hết, về mục đích, yêu cầu trong công tác cán bộ chúng tôi xác định rõ là nhằm 03 mục đích cụ thể, đó là: Công tác bố trí, sử dung cán bộ phải gắn với công tác củng cố, kiện toàn, nâng cao chất lượng, hiệu quả của các tổ chức trong hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở; phát huy tối đa năng lực, sở trường công tác của từng cán bộ và cuối cùng là nhằm đào tạo, bồi dưỡng nguồn cán bộ xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý có đủ phẩm chất, năng lực đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới hiện nay theo tinh thần Nghị quyết Trung ước 3 (khóa 8).

Thứ hai, trên cơ sở kết quả quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý đã được Ban Thường vụ Tỉnh ủy và Ban Thường vụ Huyện ủy phê duyệt, kết quả đánh giá, nhận xét cán bộ hàng năm, và yêu cầu nhiệm vụ chính trị của từng cơ quan, đơn vị, Ban Thường vụ Huyện ủy Phú Thiện đã xây dựng và ban hành Kế hoạch bố trí, sử dụng cán bộ cho cả nhiệm kỳ và từng năm, trong đó xác định rõ tổ chức, đơn vị cần kiện toàn, đối tượng cán bộ cụ thể dự kiến bố trí vào vị trí đó và thời điểm thực hiện. Với cách làm như vậy thì công tác cán bộ của huyện Phú Thiện luôn đảm bảo được tính chủ động, công khai, dân chủ, sử dụng có hiệu quả kết quả công tác đánh giá, quy hoạch, đào tạo cán bộ và quan trọng hơn cả là phát huy đúng năng lực, sở trường của cán bộ và bố trí đúng người, đúng việc.

Thứ ba, trong những năm qua, Ban Thường vụ Huyện ủy Phú Thiện đã tập trung đẩy mạnh công tác luân chuyển cán bộ trong diện quy hoạch. Nhận thức rõ về tầm quan trọng chiến lược của công tác luân chuyển cán bộ quản lý, lãnh đạo. Trên cơ sở kết quả đánh giá, phân loại cán bộ hàng năm và Đề án quy hoạch Ban Thường vụ, Ban Chấp hành, các chức danh cán bộ chủ chốt của huyện đã được Ban Thường vụ Tỉnh ủy phê duyệt và kết quả quy hoạch cán bộ lãnh đạo quản lý các cơ quan, ban ngành, các xã, thị trấn của huyện, Ban Thường vụ Huyện ủy đã xây dựng và thực hiện có hiệu quả kế hoạch luân chuyển cán bộ nhiệm kỳ 2010-2015, 2015-2020. Từ năm 2010 đến nay, Ban Thường vụ Huyện ủy đã thực hiện công tác luân chuyển cán bộ đối với 25 lượt cán bộ. Trong đó: Luân chuyển từ huyện về cơ sở 13 đồng chí; từ cơ sở về huyện 08 đồng chí; luân chuyển giữa các cơ quan, phòng, ban của huyện 04 đồng chí. Thực hiện tốt công tác luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý đã tạo ra không khí mới, tạo điều kiện tốt cho việc đào tạo, bồi dưỡng và rèn luyện toàn diện cán bộ trong thực tiễn; từng bước khắc phục tình trạng cục bộ, khép kín, hụt hẫng, bị động trong công tác cán bộ. Công tác luân chuyển được Ban Thường vụ Huyện ủy tiến hành đồng bộ, tích cực, thận trọng và chặt chẽ dựa trên kế hoạch cụ thể, tạo được chuyển biến mới trong công tác cán bộ. Công tác luân chuyển cán bộ đã góp phần tích cực vào việc kiện toàn và nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng và chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên.

Và cuối cùng, Ban Thường vụ Huyện ủy Phú Thiện đã đẩy mạnh thực hiện cơ chế mở rộng dân chủ trong công tác đề bạt, bổ nhiệm cán bộ. Trong thời gian qua, Ban Thường vụ Huyện ủy đã có cơ chế để cán bộ dự kiến đề bạt, bổ nhiệm trình bày đề án, chương trình công tác, thể hiện năng lực, trình độ của mình trước Ban Thường vụ Huyện ủy để các đồng chí ủy viên Ban Thường vụ Huyện ủy thảo luận, xem xét, đánh giá trước khi biểu quyết quyết định.
Mặc dù Huyện ủy đã có nhiều quyết tâm, nỗ lực trong việc đổi mới công tác đánh giá, nhận xét và bố trí, sử dụng cán bộ. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện vẫn còn tồn tại một số hạn chế nhất định mà một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến những hạn chế đó là những bất cập về cơ chế, chính sách trong công tác đánh giá, nhận xét, bố trí, sử dụng cán bộ cần cấp có thẩm quyền kịp thời sửa đổi, bổ sung đó là:

Về công tác đánh giá, nhận xét cán bộ: Cấp có thẩm quyền cần xây dựng tiêu chuẩn chức danh cán bộ một cách khoa học; đồng thời xây dựng tiêu chí đánh giá cán bộ theo tiêu chuẩn chức danh và sự tín nhiệm của cán bộ, đảng viên và nhân dân; các tiêu chuẩn đánh giá cần phải lượng hóa được để đo lường, so sánh nhằm đánh giá một cách chính xác, khách quan; phải xác định rõ thẩm quyền, trách nhiệm người đứng đầu trong đánh giá cán bộ; nghiên cứu xây dựng cơ chế thi sát hạch hàng năm và xây dựng phương thức đánh giá cán bộ theo hướng kết hợp kết quả thi sát hạch với kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao và sự tín nhiệm của cán bộ, đảng viên và nhân dân.

Về công tác bố trí, sử dụng cán bộ: Nên sửa đổi, bổ sung luật công chức để tạo sự thống nhất, không nên phân biệt công chức cấp xã và công chức trên cấp xã để tạo sự công bằng trong phấn đấu vươn lên của đội ngũ công chức và thuận tiện hơn trong công tác bố trí, sử dụng cán bộ, công chức.

Quy định rõ hơn việc thực hiện thẩm quyền được phân cấp để chủ động trong thực hiện công tác bố trí, sử dụng cán bộ.

Trần Ngọc Sơn
UVTV – Trưởng ban Tổ chức Huyện ủy Phú Thiện

Chuyên mục