Giới thiệu  |   Liên hệ   | 
Loading...

 THÔNG TIN LIÊN HỆ

 Văn phòng UBND huyện Phú Thiện
Chịu trách nhiệm chính: Ông Nguyễn Ngọc Ngô - Phó Chủ tịch TT UBND huyện Phú Thiện
Giấy phép số: 
Địa chỉ: 05 Quang Trung, thị trấn Phú Thiện, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai
Điện thoại: (0269) 3 882 226 - FAX: (0269) 3 882 237
Email: ubndphuthien@gialai.gov.vn

Tiền năng du lịch huyện Phú Thiện

24/04/2019
Xuôi theo Quốc lộ 25, qua đèo Chư Sê du khách đã đến với huyện Phú Thiện, “một đồng bằng trên cao nguyên” nơi có đại công trình thủy lợi Ayun Hạ cung cấp nước tưới cho hơn 10.000 ha lúa nước và nhiều loại cây trồng khác, có Di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia Plei Ơi, nơi có lễ hội cầu mưa của Yang Pơtao Apui được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia, là nơi hội tụ nhiều món ngon và những đặc sản mang lại dấu ấn khó quên trong lòng du khách; được thiên nhiên ưu đãi cùng với sự đoàn kết, vào cuộc của cả hệ thống chính trị và hơn hết là tấm lòng mến khách, chân thật của con người, nơi đây hứa hẹn sẽ là điểm đến thú vị cho du khách gần xa.

Bước xuống đèo chư Sê du khách sẽ được hòa mình vào thiên, không còn không khí oi bức, nóng nực nữa mà thay vào đó là màu xanh ngút tầm mắt của những cánh đồng lúa, tận hưởng mùi của cây cỏ, mùi của dòng nước Ayun Hạ đang chảy về tận phía trân trời xa xa, sau khi tận hưởng không khi trong lành tiếp theo đây la những điểm đến hấp dẫn không thể bỏ qua khi đến Phú Thiện:
  1. Chùa Quang Sơn:
          Mùi trầm hương phảng phất trong gió lành, man mác một không gian tĩnh mịch uy nghiêm nhưng cũng không kém phần yên bình, thơ mộng giúp lòng nhẹ dịu. Ở Phú Thiện, có một nơi như thế, một ngôi chùa nằm cao giữa lưng chừng núi, tọa lạc ở thôn Thanh Thượng A xã Ayun Hạ cách trung tâm hành chính huyện 8 km , được bao quanh bởi rừng xanh mát cây cùng với ngút và hệ thống kênh chính Ayun Hạ quanh năm đầy ắp nước, tạo điểm tựa vững chãi sơn thủy hữu tình, đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng tôn giáo của người dân thập phương; Vào lễ chùa với tâm thanh tịnh, du khách còn được chiêm ngưỡng cảnh núi rừng hoang sơ đó là vài nét ấn tượng mà những người bạn đường xa dễ dàng nhận thấy khi đến vơi chùa Quang Sơn hôm nay.
qsUntitled.png
Hình ảnh: Tượng phật tại Chùa Quang Sơn
  1. Công trình thủy điện Ayun Hạ:
Sau khi vãng cảnh tại Chùa Quang Sơn, du khách tiếp tục đi thẳng vào phía trong sẽ là Công trình thủy lợi Ayun Hạ, Công trình có diện tích gần 40km vuông với tổng lưu lượng nước tưới 253 triệu mét khối, cung cấp nguồn thủy lưu dồi dào phục vụ hoạt động sản xuất nông nghiệp của nhân dân trên địa bàn và các huyện, thị lân cận. Nhắc đến hồ Ayun Hạ, người ta nghĩ ngay đến hoạt động dã ngoại trên tàu, ca nô cao tốc; nuôi trồng, đánh bắt, khai thác cá và phong cảnh hữu tình. Hai bên bờ hồ, những phiến đá được xếp chồng lên nhau tạo nên những núi đá tự nhiên trùng trùng điệp điệp, trong đó, có những hòn đá to, hình thù kì lạ giống như những chú voi đang phục xuống ven hồ, vươn vòi uống nước; những cây xanh với sức sống mãnh liệt, vươn mình mọc lên từ kẽ đá và cứ mỗi độ xuân sang lại đâm chồi nẩy lộc, trăm hoa đua nở, tạo nên một bức tranh sơn thủy đẹp mắt.
qsUntitled-(1).png
Hình ảnh: Hồ Ayun Hạ
  1. Khu Di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia Plơi Ơi:
Tựa lưng vào núi đá Chư Tao Yang là quần thể di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia Plei Ơi gắn với truyền thuyết Ptao Apui (Vua Lửa) của đồng bào Jrai. Theo tích cũ, Chư Tao Yang có rất nhiều ý nghĩa tâm linh đối với người Jrai xưa, là khu vực bất khả xâm phạm, nơi giữ gươm, tích tụ sức mạnh của các Ptao nên chỉ những người có trách nhiệm thực hiện các nghi lễ mới được vào đây. Nhắc đến Plei Ơi, là nhắc đến gươm thần, nhắc đến Pơ tao Apui – một vị thủ lĩnh tinh thần với sức mạnh siêu nhiên có thể hô phong, hoãn vũ; người làm rạng danh cho cộng đồng dân tộc Tây Nguyên với Siu Át – Pơ tao thứ 11 kiên quyết chống sự thống trị của thực dân Pháp xâm lược gây được tiếng vang lớn trong lịch sử. Với ý nghĩa trên cùng với sự quan tâm của các cấp chính quyền, công trình tôn tạo di tích được xây dựng dưới chân núi Chư Tao Yang; Nơi đây đã và đang trở thành địa điểm tham quan, ngoại khóa, tìm hiểu các giá trị văn hóa, lịch sử; 1 điểm đến 3 di sản văn hóa: Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia Plei Ơi, Lễ hội cầu mưa Yang Pơ tao Apui là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia, Không gian văn hóa công chiêng là Di sản truyền khẩu và phi vật thể của Nhân loại.
      
 

2Untitled.png
      
3Untitled.png
 Hình ảnh: Lễ hội tổ chức tại di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia Plei Ơi.
  1. Lễ hội cầu mưa tại Plei Rbai A, B:
Được tổ chức thường niên vào 30/4 dương lịch tại làng Plei Rbai, xã Ia Piar; tại đây du khách được hòa mình vào không gian tín ngưỡng bản địa linh thiêng với những lời khấn Yàng cầu mong mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu; đặc biệt, du khách được đắm chìm trong tiếng cồng, tiếng chiêng vang vọng cả núi rừng Tây Nguyên. Theo trình tự trước khi Lễ cúng chính thức được diến ra thì phải thực hiện cúng trước 03 Lễ nhỏ.
-  Lễ “Kom Mơnũ Ung” (Lễ cúng con gà trống)
-  Lễ Tring Prin ia” (Lễ cúng bến nước)
-  Lễ “Par Ala plơi” (Lễ cúng tổng vệ sinh buôn làng)
  44Untitled.png

 55Untitled.png
Hình ảnh: Lễ cúng cầu mưa tại Plei Rbai, xã Ia Piar

5. Hồ sen xã Ia Yeng, huyện Phú Thiện
       Cánh đồng sen rộng hơn 11 ha thuộc  xã Ia Yeng, huyện Phú Thiện. Thời gian nở rộ vào tháng 3 đến tháng 6 hàng năm với sắc hương ngập tràn, thu hút khá nhiều bạn trẻ đến tham quan, chụp hình.
66Untitled.png
Hình ảnh: Hồ sen, xã Ia Yeng
 
          6.  Ẩm thực: Về với Phú Thiện, ngoài tham quan, du ngoạn những danh lam thắm cảnh, được về với vùng đất “ Hỏa Xa” với truyền thuyết vua lửa của Yang Pơtao Apui,  du khách còn được thưởng thức rất nhiều món ngon mang đặc trưng riêng đó là:
    77Untitled.png
88Untitled.png
Chả cá thác lác là một đặc sản không thể bỏ qua khi đến Phú Thiện, những thớ thịt cá ngon lành, trắng dẻo sau khi được nạo từ thịt cá thác lác bắt từ lòng Hồ Ayun Hạ sau đó có thể chế biến được nhiều món khác nhau như lẩu cá thác lác, khổ qua, chả cá thác lác chiên cốm… chắc chắn sẽ làm hài lòng những thực khách khó tính nhất.
Một món ăn nhất định bạn không thể bỏ qua đó là cơm lam gà nướng, những ống cơm lam được nấu trong ống tre, có mùi thơm thơm của gạo, quyện lẫn mùi ngai ngái của tre nứa như mang lại hương vị của núi rừng.Thưởng thức cơm lam với gà nướng sả ớt thì không gì ngon bằng, khiến bạn cứ muốn ăn mãi.
Ngoài chả cá thác lác, cơm lam gà nướng, Phú Thiện còn vô số những món ăn ngon hấp dẫn khác như Lá mì, cà đắng, rượu cần, khô cá lòng hồ, xoài, rau sạch…
Một món quà mà bất cứ ai đến với Phú Thiện đều muốn mua về làm quà đó là gạo Phú Thiện, từ nguồn đất được thiên nhiên ban tặng cộng với dòng nước mát của công trình thủy lợi Ayun Hạ qua bàn tay cần cù, sáng tạo của những người nông dân Phú Thiện đã tạo nên những cánh đồng lúa nặng trĩu bông, với những hạt gạo trắng trong, thơm dẻo đã níu chân du khách mỗi khi đến nơi đây.
Hãy đến với phú thiện hôm nay để trải nghiệm thực tế cuộc sống lao động, sinh hoạt và tín ngưỡng của con người nơi đây, được hòa mình vào thiên nhiên với dòng nước mát cùng những cánh đồng lúa xanh mướt thẳng cánh cò bay, về với những Lễ hội truyền thống của người dân bản địa, được thưởng thức những món ăn dân dã đầy hấp dẫn bên ché rượu cần nồng  nàn hòa với tiếng cồng chiêng vang vọng núi rừng. Phú Thiện ngày càng xứng đáng với tên gọi: Đất đai trù phú, sơn thủy hữu tình, con người thân thiện luôn giang tay rộng mở đón chào những người bạn đường xa!
                    
                       NGƯỜI VIẾT
                      Nguyễn Thu Trang – Bùi Thị Tho
                                          Phòng VH&TT   - Trung Tâm VH,TT&TT

Chuyên mục