Giới thiệu  |   Liên hệ   | 
Loading...

 THÔNG TIN LIÊN HỆ

 Văn phòng UBND huyện Phú Thiện
Chịu trách nhiệm chính: Ông Nguyễn Ngọc Ngô - Phó Chủ tịch TT UBND huyện Phú Thiện
Giấy phép số: 
Địa chỉ: 05 Quang Trung, thị trấn Phú Thiện, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai
Điện thoại: (0269) 3 882 226 - FAX: (0269) 3 882 237
Email: ubndphuthien@gialai.gov.vn

Ý NGHĨA NGÀY THẦY THUỐC VIỆT NAM 27-02 TG: Nguyễn Ngọc Ngô

26/02/2021
1. Lịch sử ra đời và ý nghĩa ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/02:
Cách đây đúng 66 năm, tại Hội nghị Cán bộ y tế tháng 2/1955 được Bộ Y tế tổ chức tại Trường Bưởi (Trường Phổ thông trung học Chu Văn An ngày nay) ở Thủ đô Hà Nội để tổng kết công tác y tế trong 9 năm kháng chiến, đồng thời đề ra đường lối, chủ trương y tế phục vụ xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất nước nhà. Bác rất quan tâm, đã viết thư gửi Hội nghị cán bộ y tế. Trong thư Bác đã căn dặn cán bộ ngành y tế với ba điều quý báu:

- Trước hết là phải thật thà đoàn kết: Đoàn kết là sức mạnh của chúng ta. Đoàn kết thì vượt được mọi khó khăn, giành được nhiều thành tích.
Đoàn kết giữa cán bộ cũ và cán bộ mới. Đoàn kết giữa tất cả những người trong ngành y-tế từ các bộ trưởng, thứ trưởng, bác sĩ, cho đến các anh chị em giúp việc. Bởi vì công việc và địa vị tuy có khác nhau, nhưng người nào cũng là một bộ phận cần thiết trong ngành y-tế, trong việc phục vụ nhân dân.
- Thương yêu người bệnh: Người bệnh phó thác tính mạng của họ nơi các cô các chú. Chính phủ phó thác cho các cô các chú việc chữa bệnh tật và giữ sức khỏe của đồngbào. Đó là một nhiệm vụ rất vẻ vang. Vì vậy, cán bộ cần phải thương yêu săn sóc người bệnh như anh em ruột thịt của mình, coi họ đau đớn cũng như mình đau đớn. “Lương y phải như từ mẫu”, câu nói ấy rất đúng.
- Xây dựng một nền y học của ta: Trong những năm nước ta bị nô lệ, thì yhọc cũng như các ngành khác đều bị kìm hãm. Nay chúng ta đã độc lập tự do, cánbộ cần giúp đồng bào, giúp Chính phủ xây dựng một nền ytế thích hợp với sự nhu cầu của nhân dân ta. Y học càng phải dựa trên nguyên tắc: khoa học, dân tộc và đại chúng.
Ông cha ta ngày trước có nhiều kinh nghiệm quý báu về cách chữa bệnh bằng thuốc ta, thuốc bắc. Để mở rộng phạm vi y học, các cô, các chú cũng nên chú trọng nghiên cứu và phối hợp đông y và tây y.
Thư Bác gửi Hội nghị cán bộ y tế tháng 2/1955 trở thành tài sản vô giá, di sản đặc biệt quan trọng của ngành y tế Việt Nam nói riêng và sự nghiệp cách mạng của Đảng ta. Ngày 06/02/1985, Hội đồng Bộ trưởng đã ban hành Quyết định số 39-HĐBT, chính thức lấy ngày 27 tháng 2 hàng năm làm ngày Thầy thuốc Việt Nam, nhằm tôn vinh, trân trọng, đề cao vai trò, vị trí, trách nhiệm và tài trí của người cán bộ y tế trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Ngày này, Bộ Y tế và đội ngũ Y, Bác sỹ, nhân viên ngành y tế xem như là ngày “ truyền thống”, ngày “Tết thầy thuốc Việt Nam”.
Trong kháng chiến chống giặc ngoại xâm, nhiều thế hệ Y, Bác sỹ, nhân viên y tế tham gia trên khắp các mặt trận và chiến trường trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc và trong công cuộc đổi mới nhiều y, bác sỹ và nhân viên ngành y tế tiếp tục học tập, nghiên cứu khoa học và cứu chữa người bệnh, đóng góp xứng đáng vào sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước ta. Nhiều “thầy thuốc” đã được nhà nước vinh danh phong tặng là anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, anh hùng lao động, thầy thuốc nhân dân, thầy thuốc ưu tú, chiến sỹ thi đua như: giáo sư tiến sỹ Tôn Thất Tùng, giáo sư Đặng Văn Ngữ, giáo sư Hoàng Đình Cầm, giáo sư Lê Thế Trung, bác sĩ Phạm Ngọc Thạch... Đó là những tấm gương về đạo đức, tinh thần vì nước, vì dân, sống hết mình vì người bệnh, đóng góp vẻ vang cho truyền thống nghề “thầy thuốc Việt Nam” xứng đáng là tấm gương sáng để các thế hệ sau noi theo và phát huy để phục vụ tốt hơn nữa trong công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho nhân dân.
Hằng năm, cứ đến ngày 27/2 là mọi người dân Việt nam lại có dịp được thể hiện lòng kính trọng & sự biết ơn của mình đến các y, bác sĩ, những người một lòng tận tâm cống hiến không mệt mỏi vì tính trạng sức khỏe của người bệnh. Vì vậy, Nghề  “thầy thuốc” là một trong những nghề cao quý.
2. Kết quả ngành y tế trong những năm qua.
Trung tâm Y tế huyện được thành lập theo Quyết định số: 431/QĐ-UBND ngày 31/7/2008 của Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai, khi thành lập với cơ cấu gồm ba đơn vị: bệnh viện, y tế dự phòng và các trạm y tế xã, thị trấn với chức năng khám chữa bệnh và chức năng phòng chống dịch bệnh, nâng cao sức khỏe của người dân trên địa bàn huyện.
Qua hơn 12 năm thành lập và hoạt động, Trung tâm y tế xác định chiến lược quan trọng trong công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân là nhiệm vụ chính trị trọng tâm của đơn vị. Được sự quan tâm lãnh đạo của Sở y tế, Huyện ủy, UBND huyện, sự phối hợp của các cơ quan, ban ngành địa phương cùng với sự phấn đấu của từng cán bộ đảng viên, viên chức, Trung tâm y tế đã hoàn thành tốt các nhiệm vụ chính trị, các chỉ tiêu, kế hoạch của huyện giao và đạt được những kết quả nổi bật như sau:
 - Xác định cải tiến chất lượng bệnh viện, lấy đó làm nền tảng để xây dựng nên những kế hoạch và đề án cải tiến chất lượng bệnh viện hàng năm với việc xác định đúng mục đích, mục tiêu khả thi và các tiêu chí phù hợp với hạ tầng cơ sở, trang thiết bị, nguồn nhân lực hiện có tại bệnh viện để hoàn thành được nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao. Chính vì vậy, mà bệnh viện Phú Thiện đã quan tâm thực hiện cải tiến, nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh tại đơn vị nhằm thu hút bệnh nhân với nhiều giải pháp khác nhau như : bệnh viện bám sát 83 tiêu chí đánh giá chất lượng bệnh viện của Bộ Y tế ban hành để nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, từng bước đáp ứng mong mỏi của nhân dân. Tiếp tục đầu tư mở rộng quy mô giường bệnh từ 65 giường lên 85 giường bệnh, hạn chế bệnh nhân nằm ghép. Công suất sử dụng giường bệnh hàng năm đạt trên 150% và hiện nay Bệnh viện đã có hơn 110 giường bệnh để đáp ứng cho công tác chăm sóc và điều trị bệnh nhân. Bên cạnh đó, đầu tư thêm các trang thiết bị y tế hiện đại như X-quang kỹ thuật số, máy sinh hóa tự động, máy huyết học tự động,  máy truyền dịch tự động, Siêu âm 4D, hệ thống nội soi tai mũi họng và nhiều hệ thống trang thiết bị y tế khác. Cùng với đầu tư về trang thiết bị là đầu tư về nhân lực. Hiện nay, nhân lực Tổ quản lý chất lượng bệnh viện, mạng lưới quản lý chất lượng bệnh viện đều được tập huấn các kiến thức cơ bản về chất lượng bệnh viện cùng với đó là đội ngũ Bác sỹ, Điều dưỡng hàng năm đều được tập huấn, cập nhật liên tục về trình độ chuyên môn ngắn hạn cũng như dài hạn nhằm đảm bảo nguồn nhân lực phục vụ công tác khám, chữa bệnh cho nhân dân. Trong nhiều năm qua, Trung tâm y tế Phú Thiện đã đầu tư cải tiến quy trình tiếp đón bệnh nhân thông qua việc đầu tư hệ thống bốc số tự động, cải tiến khu tiếp đón, khu khám bệnh. Bên cạnh đó, đơn vị cũng đã đầu tư nâng cấp hệ thống phầm mềm ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý khám chữa bệnh và liên thông hoạt động khám bệnh từ  trạm y tế xã tới bệnh viện. Quản lý điều hành việc cải tiến lề lối, tác phong làm việc, áp dụng 5S và xây dựng cơ sở y tế “Xanh – Sạch – Đẹp” với những “góc xanh - khoảng xanh” đã tạo bước chuyển biến rõ rệt trong toàn đơn vị, trụ sở làm việc khang trang hơn, sạch đẹp hơn, tạo môi trường làm việc tích cực hơn, đáp ứng tốt hơn các yêu cầu nhiệm vụ. Kết quả kiểm tra chất lượng bệnh viện từ mức trung bình ở các năm 2015, 2016, 2017 vươn lên đạt mức khá trong các năm 2018, 2019, 2020 và có vị trí đứng thứ tư nằm trong top đầu của toàn tỉnh về cải tiến chất lượng bệnh viện.    - Coi trọng dự phòng tích cực và chủ động là mục tiêu quan trọng của ngành y tế. Hiện nay người dân cũng đã có hiểu biết hơn về công tác y tế ở địa phương và có ý thức tự chăm sóc sức khỏe cho bản thân và gia đình nên hoạt động chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân từng bước được nâng lên, thể hiện rõ đạt được ở một số chương trình như: tỷ lệ trẻ dưới 1 tuổi được tiêm chủng đầy đủ phòng 7 bệnh truyền nhiễm nguy hiểm được duy trì đạt trên 95%, tỷ lệ mắc và chết do một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây dịch, đặc biệt là bệnh có vắc-xin phòng ngừa ở trẻ em đã giảm rõ; các chương trình y tế mục tiêu (phòng chống sốt rét, sốt xuất huyết, phong, lao...) được triển khai rộng khắp và có hiệu quả; các phong trào vệ sinh phòng bệnh, tuyên truyền giáo dục sức khỏe được nhân dân hưởng ứng trong những năm qua đã góp phần khống chế không để dịch xảy ra trên diện rộng.
Đặc biệt trong thời gian qua, về công tác phòng chống dịch bệnh COVID-19, Trung tâm y tế đã tham mưu UBND huyện các hoạt động về phòng, chống dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn với việc ban hành kịp thời các văn bản chỉ đạo, Phương án, Kế hoạch đáp ứng với từng cấp độ dịch COVID-19 trên địa bàn huyện Phú Thiện. Thực hiện ứng phó kịp thời với cấp độ dịch xảy ra với mục tiêu “Phát hiện sớm, cách ly triệt” để trường hợp bệnh COVID-19, khoanh vùng và xử lý kịp thời không để dịch lây lan, hạn chế đến mức thấp nhất số ca mắc và tử vong. Hạn chế giảm thiểu tác động của dịch bệnh đến phát triển kinh tế, trật tự, an toàn xã hội.
- Trạm y tế các xã, thị trấn triển khai các chức năng về khám chữa bệnh ban đầu và cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân trên địa bàn. Hiện nay, 9/9 xã đã đạt tiêu chí quốc gia về y tế xã tính đến nay, Trung tâm y tế huyện Phú Thiện đã xây dựng và thẩm định xã đạt tiêu chí quốc gia về y tế, đạt 150% chỉ tiêu của Nghị quyết Huyện Ủy đề ra.
Đó là kết quả của sự cố gắng, nỗ lực, thắt chặt, đoàn kết của Tập thể Trung tâm y tế Phú Thiện dưới sự quan tâm lãnh đạo của cấp uỷ, chính quyền huyện nhà; sự lãnh đạo của Cấp ủy chi bộ, sự quản lý sâu sát của tập thể Ban Giám đốc Trung tâm y tế và sự đồng lòng của toàn thể cán bộ đảng viên, viên chức và người lao động trong đơn vị đóng góp thêm thành tích và truyền trống của nghề “Thầy thuốc Việt Nam”./.

Chuyên mục