Giới thiệu  |   Liên hệ   | 
Loading...

 THÔNG TIN LIÊN HỆ

 Văn phòng UBND huyện Phú Thiện
Chịu trách nhiệm chính: Ông Nguyễn Ngọc Ngô - Phó Chủ tịch TT UBND huyện Phú Thiện
Giấy phép số: 
Địa chỉ: 05 Quang Trung, thị trấn Phú Thiện, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai
Điện thoại: (0269) 3 882 226 - FAX: (0269) 3 882 237
Email: ubndphuthien@gialai.gov.vn

Phú Thiện tổng kết sản xuất vụ đông xuân 2017-2018 và triển khai kế hoạch sản xuất vụ mùa 2018

14/06/2018
Chiều ngày 13/6/2018, đồng chí Nguyễn Anh Tuấn, Phó Chủ tịch UBND huyện đã chủ trì Hội nghị tổng kết sản xuất vụ đông xuân 2017-2018 và triển khai kế hoạch sản xuất vụ mùa 2018. Tham dự Hội nghị có đại diện Ban Kinh tế - Xã hội HĐND huyện; lãnh đạo các cơ quan chuyên môn của huyện; UBND các xã, thị trấn; giám đốc các HTX nông nghiệp trên địa bàn huyện và một số doanh nghiệp cung ứng lúa giống, tham gia vào việc xây dựng thương hiệu gạo Phú Thiện.
Theo đó, vụ đông xuân 2017-2018, tình hình diễn biến của thời tiết ban ngày nắng nhiều, ít mưa, chiều tối tiết trời se lạnh đã ảnh hưởng một số cây trồng cạn trên địa bàn huyện như ngô, mía, mì, đậu đỗ… sinh trưởng và phát triển chậm. Tuy nhiên riêng đối với diện tích cây lúa nước vẫn duy trì ổn định và đảm bảo nhu cầu tưới nên ít ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển, diện tích lúa nước toàn huyện đã thu hoạch 6.070 ha, đạt 100% kế hoạch, năng suất bình quân đạt khoảng 7,5 tấn/ha. Các loại giống lúa có năng suất, chất lượng tốt được đưa vào sản xuất chiếm diện tích lớn như: TBR225, OM4900, LH12, Nếp87, 97, ML48, TH6, Q5, Đài thơm, Bắc Thơm…Tỷ lệ gieo trồng giống xác nhận trong diện tích cánh đồng lớn chiếm trên 85%; lượng giống lúa sạ/ha giảm xuống còn 120-150kg/ha dẫn đến hiệu quả trong sản xuất là giảm chi phí giống góp phần tăng hiệu quả thu nhập. Cơ giới hóa trong nông nghiệp được áp dụng ngày càng tăng chủ yếu là trong khâu làm đất 98% được thực hiện bằng máy; máy gặt đập liên hợp chiếm khoảng 95%.

Đặc biệt, đã triển khai thực hiện 24 cánh đồng lúa lớn với tổng diện tích 724 ha/780 ha cánh đồng lúa lớn đạt 93% so với kế hoạch đề ra, với 1.790 hộ dân tham gia cho 05 loại giống lúa: TBR225, OM4900, LH12, Nếp 87, Nếp 97, ML48 trên địa bàn các xã, thị trấn; năng suất vượt trội, bình quân đạt 85 tạ/ha, có nơi đạt từ 90-95 tạ/ha. Ước tổng sản lượng quy thóc đạt khoảng 45.525 tấn đạt 102,9% kế hoạch.

Kế hoạch sản xuất vụ mùa 2018, huyện Phú Thiện triển khai với diện tích 16.477 ha, cụ thể: cây lúa nước 6.450 ha, cây ngô 2.600 ha, cây thực phẩm (rau và đậu các loại) 1.515 ha, cây mía trồng mới 170 ha... Đặc biệt mở rộng diện tích cánh đồng lúa lớn lên 1200 ha/6070ha lúa nước 02 vụ, phấn đấu đạt chỉ tiêu kế hoạch cánh đồng lớn chiếm 20% tổng diện tích; được xây dựng tại nơi thuận tiện giao thông, hệ thống cung cấp, tiêu úng, quy mô lớn hơn 30 ha, bảo đảm quyền lợi cho nông dân được hưởng đầy đủ các dịch vụ phục vụ sản xuất, nông dân tự nguyện tham gia và hoàn toàn tự giác, chủ động trong việc thực hiện mô hình; hỗ trợ 50% giống lúa xác nhận cho các hộ dân tham gia cánh đồng lúa lớn lần đầu như xã Ia Hiao, Chư Athai, lồng ghép các nguồn từ ngân sách trung ương hỗ trợ có mục tiêu, ngân sách tỉnh, ngân sách sự nghiệp của huyện.
 
Hội nghị đã dành thời gian đánh giá các tồn tại, hạn chế, xác định nguyên nhân và đề ra các giải pháp khắc phục trong thời gian tới. Lắng nghe các ý kiến đề xuất của các đại biểu dự họp, để hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch vụ mùa 2018, đặc biệt là tiếp tục triển khai thực hiện cánh đồng lớn để từng bước xây dựng thành công thương hiệu gạo Phú Thiện, đồng chí Nguyễn Anh Tuấn - Phó Chủ tịch UBND huyện đã kết luận chỉ đạo Phòng Nông nghiệp và PTNT chủ trì, phối hợp với Trạm Trồng trọt và bảo vệ thực vật, UBND các xã, thị trấn, các hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn huyện, các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ đầu vào, đầu ra tổ chức triển khai kế hoạch thực hiện cánh đồng lớn vụ mùa năm 2018; thường xuyên đôn đốc, theo dõi việc thực hiện, theo dõi quá trình sinh trưởng và phát triển của cây trồng; chủ động, kịp thời phát hiện tình hình sâu bệnh để phối hợp với cơ quan chuyên môn xử lý kịp thời, định kỳ báo cáo tiến độ thực hiện, tiến hành sơ, tổng kết việc thực hiện kế hoạch. Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện tham mưu UBND huyện bố trí nguồn vốn để tổ chức thực hiện kế hoạch nhằm hỗ trợ đối với những diện tích lần đầu tham gia cánh đồng lớn. Trạm Trồng trọt và bảo vệ thực vật huyện, Trạm Khuyến nông thường xuyên tổ chức kiểm tra, hướng dẫn kỹ thuật cho bà con nông dân, chủ động kịp thời phát hiện tình hình sâu bệnh hại lúa để hướng dẫn các hộ dân các biện pháp xử lý kịp thời. UBND các xã, thị trấn tiến hành rà soát, xây dựng kế hoạch của xã liên quan đến việc thực hiện cánh đồng lớn; tuyên truyền vận động nhân dân về chủ trương cũng như lợi ích của người dân khi tham gia cánh đồng lớn. Các hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn huyện làm tốt công tác cung cấp dịch vụ đầu vào đối với cây lúa trên địa bàn huyện nói chung và diện tích cánh đồng lớn nói riêng, là đầu mối trong việc liên kết sản xuất, kịp thời phối hợp với các ngành chức năng theo dõi quá trình sinh trưởng và phát triển của cây lúa, phát huy vai trò Hợp tác xã là người đại diện cho nông dân là trung gian giữa nông dân và doanh nghiệp, cung ứng dịch vụ đầu vào cũng như đầu ra cho sản phẩm.
         
Đồng chí cũng đề nghị Đảng ủy, UBMTTQVN và các đoàn thể xã phối hợp với các ngành chuyên môn của huyện tuyên truyền đến các tầng lớp nhân dân trên địa bàn huyện về tính tất yếu xây dựng cánh đồng lớn trong xu thế ngày nay cùng với vai trò của các chủ thể trong mối liên kết 4 nhà khi tham gia vào chương trình; tác động, lợi ích của nông dân, doanh nghiệp khi tham gia chương trình, những điển hình tiên tiến trong chương trình cần được nhân rộng; ứng dụng khoa học - công nghệ tiên tiến vào chương trình... Qua việc tổ chức lại sản xuất có sự liên kết ngang giữa nông dân với nhau với phương châm “Nông dân nhỏ, cánh đồng lớn” và liên kết dọc giữa nông dân với doanh nghiệp nhằm nâng cao chuỗi giá trị sản xuất lúa gạo để thu nhập của nông dân, doanh nghiệp được cải thiện./.
Phạm Văn Đức
Văn phòng HĐND-UBND huyện

Chuyên mục