Giới thiệu  |   Liên hệ   | 
Loading...

 THÔNG TIN LIÊN HỆ

 Văn phòng UBND huyện Phú Thiện
Chịu trách nhiệm chính: Ông Nguyễn Ngọc Ngô - Phó Chủ tịch TT UBND huyện Phú Thiện
Giấy phép số: 
Địa chỉ: 05 Quang Trung, thị trấn Phú Thiện, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai
Điện thoại: (0269) 3 882 226 - FAX: (0269) 3 882 237
Email: ubndphuthien@gialai.gov.vn
Giới thiệu > Tiềm năng, thế mạnh của Huyện
Huyện Phú Thiện khai thác tiềm năng để phát triển

       Hoàn thành vào năm 2002, Ayun Hạ là một công trình đa năng, cấp nước cho 13.500 ha đất nông nghiệp trên địa bàn các huyện Phú Thiện, Ia Pa và thị xã Ayun Pa, chủ yếu trồng lúa nước và rau màu, đồng thời sản xuất điện năng với 2 tổ máy thủy điện công suất 2.700 kw. Hồ Ayun Hạ vừa chứa nước phục vụ tưới cho nông nghiệp vừa nuôi trồng thủy sản, cũng là điểm tham quan du lịch với nhiều loại hình. Có hệ thống thủy lợi Ayun Hạ, huyện Phú Thiện trở thành vùng trọng điểm sản xuất nông nghiệp của tỉnh với tổng diện tích gieo trồng trong năm đạt hơn 24.000 ha, trong đó có hơn 6.000 ha lúa nước 2 vụ, 3.000 ha mía và cũng là vùng chuyên canh các loại cây trồng ngắn ngày như bắp, đậu, thuốc lá… không chỉ tạo việc làm ổn định cho nông dân trong huyện mà còn thu hút một lượng lớn lao động từ các địa phương ngoài tỉnh đến lập nghiệp. Đất đai được khai thác tốt, người dân biết áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất nên tăng thu nhập, giảm hộ nghèo và tiến tới làm giàu bền vững. Năm 2012, tỷ lệ tăng trưởng kinh tế đạt hơn 10%; năm 2016, toàn huyện phấn đấu đạt tổng giá trị sản xuất trên 2.400 tỷ đồng, trong đó nông-lâm nghiệp đạt xấp xỉ 1.000 tỷ đồng.

       Để đạt được các mục tiêu đề ra, Phú Thiện đã và đang triển khai nhiều chương trình phát triển kinh tế, đặc biệt là trên lĩnh vực nông nghiệp, tích cực chuyển đổi cơ cấu giống, làm tăng giá trị nông sản trên từng đơn vị diện tích…Riêng trong vụ mùa năm 2016, toàn huyện gieo trồng được 15.762 ha cây trồng các loại, đạt 100% kế hoạch. Đặc biệt, huyện đã triển khai mô hình cánh đồng mẫu lớn một giống với 77 ha tại xã Ia Sol và xã Ia Ake. Mô hình thành công sẽ rút kinh nghiệm nhân rộng trên toàn vùng, tạo ra bước phát triển mới cho nền nông nghiệp của huyện như một số tỉnh đồng bằng Bắc bộ và các tỉnh miền Tây Nam bộ đã làm trong những năm gần đây. Lộ trình phát triển đã được huyện định hướng tầm nhìn đến năm 2020, trong đó nêu lên nhiều mục tiêu quan trọng, như duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế 13%, thu hút mạnh các nguồn vốn đầu tư, tổng vốn đầu tư toàn xã hội giai đoạn 2016-2020 đạt từ 1.600 tỷ đồng đến 1.700 tỷ đồng.

       Định hướng đã nêu dựa trên cơ sở thực tế bởi thế mạnh của Phú Thiện là nông nghiệp nên vấn đề đầu tư ổn định vùng chuyên canh lúa nước, chuyển đổi giống lúa ưu tiên xuất ra thị trường ngoài tỉnh và hướng đến xuất khẩu được đặt lên hàng đầu với chất lượng sản phẩm phù hợp với nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng hiện nay. Trước đây, nông dân thường chỉ chú ý đến năng suất, sản lượng lúa, bây giờ phải biết đầu tư thương hiệu “Gạo Phú Thiện”, sao cho hạt gạo làm ra ngon, thơm và “đứng” được trên thị trường. Bên cạnh đó, không thể không kể đến thế mạnh về chăn nuôi gia súc và nuôi cá nước ngọt mà Phú Thiện có đủ điều kiện để phát triển. Hiện tổng đàn gia súc của huyện đã lên đến 63.598 con, trong đó có hơn 30.000 con bò, gần 1.000 con trâu, 3.000 con dê… Nhờ hệ thống kênh mương dày đặc trên địa bàn nên người dân các xã đều có thể nuôi cá nước ngọt với tổng diện tích mặt nước 374 ha, sản lượng đạt xấp xỉ 900 tấn/vụ.

       Thế mạnh thứ hai là mặt nước hồ Ayun Hạ rộng đến 37 km2, dung tích 253 triệu m3, Phú Thiện có điều kiện hết sức thuận lợi để phát triển nghề nuôi cá nước ngọt và du lịch sinh thái nếu như được tỉnh giao quản lý và khai thác. Năm 1995, hồ được một xí nghiệp ở Nha Trang hợp đồng nuôi và đánh bắt, trung bình mỗi năm đánh bắt được hơn 250 tấn cá (thác lác, trắm, chép, mè, trôi) cung ứng cho thị trường trong tỉnh và các tỉnh miền xuôi. Và hồ Ayun Hạ có thể cho khai thác nguồn thủy sản cao hơn nhiều nếu tổ chức nuôi trồng, đánh bắt quy mô và khoa học hơn. Với chiều dài hơn 25 km, nơi rộng nhất đến 5 km, nằm bên khu rừng nguyên sinh, giữa hồ có nhiều đảo, phong cảnh hữu tình, hồ Ayun Hạ còn là điểm du lịch sinh thái rất hấp dẫn. Nếu được trang bị phương tiện vận chuyển an toàn và xây dựng hệ thống các tuyến, điểm dừng nghỉ, giải trí trên lòng hồ, nhất định nơi đây sẽ trở thành một điểm du lịch nổi tiếng trên bản đồ du lịch cả nước, không thua kém các danh thắng khác trong khu vực./.

 

Giới thiệu

Chuyên mục