Giới thiệu  |   Liên hệ   | 
Loading...

 THÔNG TIN LIÊN HỆ

 Văn phòng UBND huyện Phú Thiện
Chịu trách nhiệm chính: Ông Nguyễn Ngọc Ngô - Phó Chủ tịch TT UBND huyện Phú Thiện
Giấy phép số: 
Địa chỉ: 05 Quang Trung, thị trấn Phú Thiện, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai
Điện thoại: (0269) 3 882 226 - FAX: (0269) 3 882 237
Email: ubndphuthien@gialai.gov.vn

Đẩy mạnh tự phê bình và phê bình để nhận diện, đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi biểu hiện sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ

12/04/2017
Vấn đề tự phê bình và phê bình đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh đề cập rất sâu sắc trong tác phẩm “Sửa đổi lề lối làm việc” và hầu hết trong các bài nói, bài viết về xây dựng Đảng. Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, tự phê bình và phê bình không những là vũ khí, nguyên tắc trong xây dựng tổ chức mà còn được nâng lên tầm nghệ thuật trong công tác xây dựng Đảng.

Phê bình là gì và tự phê bình là gì? Đôi khi, Chủ tịch Hồ Chí Minh dùng cách gọi “tự kiểm điểm và kiểm điểm” hoặc “tự sửa chữa” và “giúp đồng chí mình sửa chữa” để nhấn mạnh ý nghĩa của tự phê bình và phê bình trong việc khắc phục, sửa chữa khuyết điểm. Nhưng quan niệm về tự phê bình và phê bình của Người có ý nghĩa bao quát rộng hơn. Theo Hồ Chí Minh, Tự phê bình phải thực hiện thường xuyên, giống như con người phải soi gương, rửa mặt hàng ngày; “Tự phê bình là nêu ưu điểm và khuyết điểm của bản thân mình. Phê bình là nêu ưu điểm và khuyết điểm của đồng chí mình. Tự phê bình và phê bình phải đi đôi với nhau”. Từ ưu điểm, khuyết điểm đã được nêu phải chỉ rõ nguyên nhân của ưu điểm để tiếp tục phát huy và nguyên nhân của khuyết điểm để có biện pháp khắc phục kịp thời, hiệu quả, cũng giống như người bị bệnh phải được tìm ra bệnh để có những liều thuốc chữa trị kịp thời để khỏe mạnh, cường tráng. Điều đó biểu hiện rõ tính nhân văn và tính khoa học – nét đặc sắc trong quan niệm về tự phê bình và phê bình của Hồ Chí Minh. Mục đích phê bình cốt để giúp nhau sửa chữa, giúp nhau tiến bộ, tự phê bình là tự giúp mình, phê bình là giúp đồng chí mình. Cốt để sửa đổi cách làm việc cho tốt hơn, đúng hơn. Cốt đoàn kết và thống nhất nội bộ. Vì vậy, phê bình mình cũng như phê bình người phải ráo riết, triệt để, thật thà, không nể nang, không thêm bớt. Phê bình việc làm, chứ không phải phê bình người.
              
Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa (XII) về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diện biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ đã xác định: Tiếp tục đổi mới nội dung, hình thức để nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ. Xây dựng quy định tự phê bình và phê bình, khắc phục tình trạng nể nang, né tránh, ngại va chạm và bảo vệ người thẳng thắn, dám đấu tranh; cấp trên gợi ý kiểm điểm và trực tiếp dự, chỉ đạo ở những nơi có vấn đề phức tạp, nơi có biểu hiện suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Hoàn thiện quy chế đánh giá cán bộ một cách khoa học, phù hợp; quy định lấy phiếu tín nhiệm ở các cấp, các ngành định kỳ hoặc đột xuất.

Bởi vậy, để góp phần thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) thì các cấp ủy, tổ chức đảng cần phải thực hiện tốt công tác quán triệt và đẩy mạnh tự phê bình và phê bình theo tư tưởng Hồ Chí Minh, xác định đây là nhiệm vụ cơ bản, lâu dài; là phương tiện quan trọng nhất để xây dựng, chỉnh đốn tổ chức đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diện biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ.
Đặng Tiến Điệp
Ban Tổ chức Huyện ủy Phú Thiện

Chuyên mục