CHUYÊN MỤC

Hiện nay trên địa bàn xã Ia Piar đã đã xuất hiện dịch bệnh viêm da nổi cục trên đàn trâu, bò, dịch đã xuất hiện tại 10 hộ chăn nuôi thôn Plei Rbai, Plei Ia Kơ Al với 20 con bò nhiễm bệnh.


Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh UBND xã đề nghị các hộ chăn nuôi trên địa bàn xã thực hiện một số nội dụng sau:
Tăng cường áp dụng các biện pháp chủ động phòng dịch như: tổ chức vệ sinh, sát trùng, tiêu độc; có giải pháp ngăn chặn, tiêu diệt ruồi, muỗi, ve mòng tại khu vực chăn nuôi; tăng cường chăm sóc, nuôi dưỡng, quản lý năng cao sức đề kháng đàn trâu, bò để phòng bệnh.
          Chủ động sử dụng kinh phí của gia đình để mua vắc xin viêm da nổi cục tiêm phòng bệnh cho đàn trâu, bò. Mua thuốc diệt ruồi, muỗi, ve, mòng…., phun diệt vật chủ trung gian truyền bệnh.
          Triệu chứng, bệnh tích:
Trâu, bò mắc bệnh có những dấu hiệu như sốt cao, có thể trên 410 C, bỏ ăn, suy nhược và gầy yếu; giảm khả năng tiết sữa rõ rệt ở gia súc đang cho con bú, viêm mũi, viêm kết mạc và tiết nhiều nước bọt, sưng các hạch bạch huyết bề mặt (hạch trước vai hạch sau đùi), một số trường hợp sưng các khớp chân.
Hình thành các nốt sần có đường kính từ 1 - 5 cm, đặc biệt là ở da đầu, cổ, bầu vú, cơ quan sinh dục và đáy chậu trong vòng 48 giờ sau khi bắt đầu phản ứng sốt. Các nốt sần này có hình tròn, chắc và nhô cao trên da, mô dưới da và đôi khi cả các cơ bên dưới. Các nốt sần lớn có thể bị hoại tử và cuối cùng là xơ hóa và tồn tại trong vài tháng, để lại các vết sẹo có thể tồn tại vĩnh viễn.
Các mụn nước, vết hoạt tử và vết loét có thể xuất hiện ở màng nhầy của miệng đường tiêu hóa, khí quản, phổi.
Bò đực có thể bị vô sinh vĩnh viễn hoặc tạm thời, bò mang thai có thể sảy thai.
          Đối với các hộ có gia súc nhiễm bệnh:
          Không nuôi thả rông trâu, bò.Thực hiện tách đàn, nuôi nhốt riêng, điều trị bệnh cho gia súc nhiễm bệnh.
Tăng cường sức đề kháng cho trâu, bò bằng cách bổ sung thức ăn tinh, thức ăn xanh, muối, khoáng, vitamin ...,
Tăng cường vệ sinh tiêu độc khử trùng bằng vệ sinh cơ giới hàng ngày, phun hóa chất khử trùng chuồng nuôi, dụng cụ chăn nuôi; tiêu diệt các loại mầm bệnh và vật chủ trung gian truyền bệnh các loại hóa chất diệt ruồi, muỗi, ve, mòng,.... Đối với các hộ có trâu, bò bị bệnh, nghi bị bệnh phun tiêu độc hàng ngày, liên tục trong vòng 03 tuần.
Báo cáo với chính quyền địa phương, trưởng thôn về gia súc nhiễm bệnh, tuyệt đối không được buôn bán, vận chuyển, giết mổ trâu, bò nhiễm bệnh, nếu vật nuôi chết phải báocáo với chính quyền địa phương, trưởng thôn để được tiêu hủy theo quy định.Nếu vi phạm UBND xã xử lý nghiêm đối với các trường hợp vận chuyển, buôn bán trâu bò bất hợp pháp theo quy định.
          UBND xã đề nghị các hộ chăn nuôi quan tâm phối hợp để công tác phòng, chống, kiểm soát dịch bệnh Viêm da nổi cục đảm bảo kịp thời, hiệu quả, giảm thiệt hại đến mức thấp nhất cho người chăn nuôi tại địa phương./.
 

Thông tin liên hệ:

  • Xã Ia Piar - Huyện Phú Thiện - tỉnh Gia Lai
  • Thư địa chỉ công vụ: iapiar.phuthien@gialai.gov.vn
  •  

Thông tin bản quyền:


Chịu trách nhiệm chính: Đ/c Chủ tịch UBND xã Ia Piar