CHUYÊN MỤC

Từ đầu năm đến nay, trên địa bàn Huyện Phú Thiện đã ghi nhận 69 trường hợp sốt xuất huyết xảy ra ở 9/10 xã, thị trấn, chưa có trường hợp tử vong. Địa bàn xã Ayun Hạ là điểm nóng dễ bùng phát dịch sốt xuất huyết tại 9 thôn, làng của xã.


Ban chỉ đạo phòng chống sốt xuất huyết cùng nhân dân các thôn ra quân
vệ sinh môi trường, diệt loang qoăng/ bọ gậy phòng chống sốt xuất huyết
Nhằm xử lý triệt để, hiệu quả ngay từ đầu, hạn chế các trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết, khống chế không để dịch xảy ra; nhằm nâng cao ý thức của người dân trong công tác vệ sinh môi trường, diệt loăng quăng/ bọ gậy phòng, chống sốt xuất huyết. Trạm Y tế xã đã tham mưu UBND xã Ayun Hạ thành lập Ban chỉ đạo phòng chống sốt xuất huyết gồm Phó Chủ tịch UBND xã và Trạm trưởng Trạm Y tế xã làm Trưởng ban; đồng thời đã tích cực triển khai thực hiện kế hoạch số 50/KH-BCĐ về tăng cường các hoạt động vệ sinh môi trường, diệt loăng quăng/bọ gậy phòng, chống sốt xuất huyết tại 9 thôn, làng trên địa bàn xã Ayun Hạ. Phối hợp với chính quyền địa phương chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thể xã trong công tác vệ sinh môi trường, diệt loăng quăng/ bọ gậy phòng, chống sốt xuất huyết. Thăm từng hộ gia đình. Tuyên truyền, hướng dẫn cách làm vệ sinh môi trường, diệt loăng quăng/ bọ gậy.
 
 Ban chỉ đạo đã thống nhất triển khai lịch ra quân vệ sinh môi trường, diệt loăng quăng/ bọ gậy phòng, chống sốt xuất huyết cho các thôn, làng trong 02 ngày 20/8 và 21/9/2019; đồng thời ra lời phát động toàn dân tham gia vệ sinh môi trường, diệt loăng quăng/ bọ gậy phòng, chống sốt xuất huyết.
 HINH-2.jpg
Ban chỉ đạo phòng chống sốt xuất huyết hướng dẫn nhân dân các thôn vệ sinh môi trường,
diệt loang qoăng/ bọ gậy phòng chống sốt xuất huyết
Theo đó, lưu ý nhân dân trên địa bàn xã cách nhận biết của bệnh sốt xuất huyết như : khi bị sốt xuất huyết, ở thể nhẹ người bệnh sẽ có các biểu hiện như sốt, sốt cao liên tục từ 2-7 ngày; nhức đầu, chán ăn, buồn nôn; đau cơ, đau khớp, nhức hai hố mắt. Ở thể sốt xuất huyết trung bình, ngoài các triệu chứng trên, người bệnh có chấm xuất huyết dưới da, chảy máu chân răng hoặc chảy máu cam; da xung huyết, phát ban. Ở thể bệnh nặng, sẽ xuất hiện các triệu chứng vật vã hoặc lừ đừ, li bì, chân tay lạnh, da lạnh ẩm; đau tại vùng gan, hoặc ấn đau vùng gan; gan to; nôn nhiều; đi tiểu ít; chảy máu niêm mạc, chảy máu nặng: chảy máu cam nặng, rong kinh, nôn ra máu, đi ngoài ra máu hoặc đi ngoài phân đen, đi tiểu ra máu… rối loạn tri giác, sốc, tử vong. Để điều trị SXH, người bệnh cần uống nhiều nước: oresol, nước trái cây, nước chín… Nếu sốt cao ≥ 39 độ C, người bệnh cần uống thuốc hạ sốt, nới lỏng quần áo và lau mát bằng nước ấm. Khi có dấu hiệu bệnh nặng, người bệnh cần đến ngay cơ sở y tế.
BCĐ cũng triển khai tuyên truyền cách phòng tránh bệnh sốt xuất huyết như sau:
1. Đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng. Khai thông cống rãnh, phát quang bụi rậm để hạn chế sự sinh sôi và phát triển của muỗi.
2. Hàng tuần thực hiện các biện pháp diệt loăng quăng/bọ gậy bằng cách thả cá vào dụng cụ chứa nước lớn; thau rửa dụng cụ chứa nước vừa và nhỏ, lật úp các dụng cụ không chứa nước; thay nước bình hoa/bình bông; bỏ muối hoặc dầu hoặc hóa chất diệt ấu trùng vào bát nước kê chân chạn.
3. Hàng tuần loại bỏ các vật liệu phế thải, các hốc nước tự nhiên không cho muỗi đẻ trứng như chai, lọ, mảnh chai, vỏ dừa, mảnh lu vỡ, lốp/vỏ xe cũ, hốc tre, bẹ lá…
4. Ngủ màn, mặc quần áo dài phòng muỗi đốt ngay cả ban ngày.
5. Tích cực phối hợp với Ngành Y tế trong các đợt phun hóa chất phòng, chống dịch.
6. Khi bị sốt đến ngay cơ sở y tế để được khám và tư vấn điều trị. Không tự ý điều trị tại nhà.
                                                                                                                                          Phạm Thủy
 

Thông tin liên hệ:

  • UBND xã Ayun Hạ - Huyện Phú Thiện - tỉnh Gia Lai
  • Địa chỉ thư công vụ: ayunha.phuthien@gialai.gov.vn
  •  

Thông tin bản quyền:


Chịu trách nhiệm chính: Chủ tịch UBND xã Ayun Hạ.