Giới thiệu  |   Liên hệ   | 
Loading...

 THÔNG TIN LIÊN HỆ

 Văn phòng UBND huyện Phú Thiện
Chịu trách nhiệm chính: Ông Nguyễn Ngọc Ngô - Phó Chủ tịch TT UBND huyện Phú Thiện
Giấy phép số: 
Địa chỉ: 05 Quang Trung, thị trấn Phú Thiện, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai
Điện thoại: (0269) 3 882 226 - FAX: (0269) 3 882 237
Email: ubndphuthien@gialai.gov.vn

Kết quả triển khai thực hiện thi đua “ dân vận khéo” trên địa bàn huyện Phú Thiện

30/08/2023
Để đẩy mạnh phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng-an ninh trên địa bàn, huyện Phú Thiện đã triển khai thực hiện phong trào thi đua “Dân vận khéo” gắn với thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, xây dựng làng nông thôn mới trong làng đồng bào dân tộc thiểu số, xây dựng đô thị văn minh. Bước đầu phong trào đã mang lại hiệu quả thiết thực, tạo khí thế thi đua sôi nổi của bà con Nhân dân trên địa bàn huyện.

Triển khai thực hiện Công văn số 220-CV/HU ngày 04 tháng 08 năm 2021 của Ban Thường vụ Huyện ủy về việc “Tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo nâng cao chất lượng hiệu quả phong trào thi đua “Dân vận khéo”” theo Kế hoạch số 66-KH/TU ngày 03/05/2017 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và Kế hoạch số 70-KH/HU ngày 28/07/2017 của Ban Thường vụ Huyện ủy đối với việc tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đuaDân vận khéo” giai đoạn 2017-2020, để lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức triển khai thực hiện phong trào thi đua “Dân vận khéo” trong hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở.  Theo thống kê, toàn huyện có 56 mô hình “Dân vận khéo” tiêu biểu, trong đó, lĩnh vực phát triển kinh tế: 18 mô hình; lĩnh vực văn hóa xã hội 16 mô hình, lĩnh vực quốc phòng an ninh: 10 mô hình, xây dựng hệ thống chính trị: 03 mô hình; các cá nhân điển hình: 9.
 
031.png

Lĩnh vực phát triển kinh tế luôn gắn với  thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh và giảm nghèo bền vững, kết hợp với việc tập trung triển khai xây dựng và thực hiện có hiệu quả các mô hình, tận dụng các lợi thế có sẵn tại địa phương để phát triển kinh tế. Giúp Nhân dân nắm bắt được kỹ thuật canh tác mới áp dụng vào sản xuất, dần dần xóa bỏ tập quán canh tác lạc hậu, thúc đẩy quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, tăng năng suất, giá trị sản phẩm nông nghiệp … qua đó đã góp phần xóa đói giảm nghèo trên địa bàn huyện. Cuối năm 2022 tổng số hộ nghèo là 1.403 hộ dân, tương đương 7,14%, mức giảm tỷ lệ hộ nghèo đạt 2%, mức giảm tỷ hộ hộ nghèo trong đồng bào DTTS đạt 2,5%. Nhân dân luôn tích cực tham gia mô hình điển hình như : Đề án phát triển kinh tế xã hội 04 làng Đồn xã Chư A Thai-giai đoạn 2, việc duy trì và phát triển cánh đồng lớn đối với cây lúa, tham gia Đề án “Trồng rừng”. Các mô hình chăn nuôi trang trại có sự khởi sắc cả về số lượng và quy mô, đã có 06 trang trại chăn nuôi tập trung, trong đó có 05 trang trại nuôi heo với quy mô khoảng 6.000 con và 01 trang trại chăn nuôi bò với quy mô hơn 200 con. Mô hình “Tổ hợp tác Thanh niên tại xã Chư A Thai giúp nhau phát triển kinh tế gia đình” có 28 thành viên tham gia; Mô hình “Thanh niên giúp nhau phát triển kinh tế vườn” tại xã Ia Sol, đã được nhân rộng cho 10 đoàn viên... Hội Nông dân huyện  với mô hình “Trồng rau an toàn trong nhà lưới kín theo tiêu chuẩn Việt Gap” với diện tích 8.000m2, cho thu hoạch trung bình 6,5 tấn/năm tương đương 750 triệu đồng/ năm.mô hình chăn nuôi giỏi như: nuôi heo nái sinh sản của hộ ông Nguyễn Văn Xuân và hộ ông Bùi Thế Lan xã Ia A Ke với thu nhập hàng năm đạt 100 triệu/ năm; hộ ông Đoàn Văn Thủy thôn Đoàn Kết, xã Ayun Hạ với mô hình trồng cây ăn quả với 4ha ổi Đài loan và 02ha trồng các cây ăn quả khác, mang lại thu nhập hằng năm trên 400 triệu đồng.

Trên lĩnh vực văn hóa, xã hội phong trào thi đua “Dân vận khéo” đi vào chiều sâu, từng bước trở thành phong trào hoạt động thường xuyên của mỗi cá nhân, địa phương, cơ quan, đơn vị cơ sở, điển hình như: Mô hình bán trú các trường Tiểu học và Trung học cơ sở trên địa bàn huyện nhằm giảm thiểu tình trạng học sinh bỏ học, nghỉ học mùa vụ theo Kế hoạch số: 02/KH-UBND ngày 04 tháng 01 năm 2017 của Ủy ban nhân dân huyện. Khéo trong việc phát huy tinh thần “Mỗi ngày đến lớp là một niềm vui” của Trường Tiểu học Chu Văn An. Trung tâm Y tế với mô hình 5S Sắp xếp, sạch sẽ, Sẵn sàng, Săn sóc, Sàng lọc” được nhân rộng đến các khoa và 10 Trạm Y tế các xã, thị trấn. Thị trấn Phú Thiện nổi bật với mô hình “ Ngày hội mở đường” là mô hình trong công tác tuyên truyền, vận động người dân tự nguyện, tự giác hiến đất, hiến vật kiến trúc để triển khai các công trình, dự án trên địa bàn thị trấn.

 
032.png

Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị xã hội tuyên truyền, vận động, tiếp nhận và phân bổ sử dụng các loại quỹ, đẩy mạnh các hoạt động an sinh xã hội, như hỗ trợ mô hình sinh kế, hỗ trợ người nghèo chữa bệnh, xây dựng nhà “Đại đoàn kết”, “Mái ấm công đoàn”, “Nhà tình nghĩa”, “ Nhà Nhân ái”...Đến ngày 31/12/2022, toàn huyện đã vận động hơn 1.584.973.646 đồng Quỹ “Vì người nghèo” đã phân bổ, giải ngân xây dựng  9 căn nhà đại đoàn kết, hỗ trợ sinh kế 6 cặp dê trị giá 30.000.000 đồng…
 
033.png

Hội Liên hiệp phụ nữ huyện với chương trình "Mẹ đỡ đầu" cho 12 cháu mồ côi có hoàn cảnh khó khăn; Mô hình “Quỹ tương trợ đoàn viên”  của Liên đoàn Lao động huyện từ năm 2018 đến nay vận động được 163.500.000 đồng, đã chi 163.200.000 đồng qua đó đã kịp thời động viên con em cán bộ, đoàn viên có thành tích cao trong học tập và công chức, viên chức bị bệnh hiểm nghèo, tai nạn… Huyện đoàn duy trì và nhân rộng mô hình “Cống bi rác thải” ( mô hình thành lập từ năm 2019) đến nay đã nhân rộng 10/10 xã, thị trấn. Hội Cựu chiến binh huyện thành lập mô hình “ Tiết kiệm quỹ hỗ trợ con  cháu hội viên khó khăn đến trường” đến nay đã nhân rộng 3/10 xã, thị trấn tham gia với tổng số tiền được 17 triệu đồng, mô hình “ Nuôi heo đất” được nhân rộng trong hội viên hội Cựu chiến binh trong huyện, đến nay có 7/10 xã thị trấn tham gia.

Phong trào thi đua “ Dân vận khéo” đối với lĩnh vực quốc phòng an ninh tại địa bàn luôn được quan tâm chú trọng. Duy trì và phát triển các mô hình: “Tổ nhân dân tự quản về an ninh trật tự” thành lập tại 10 xã, thị trấn với 81 tổ, 650 thành viên; “Tổ hòa giải nhân dân” thành lập tại 10 xã, thị trấn với 81 tổ với 390 thành viên; “Câu lạc bộ thắp sáng niềm tin” có  180 đoàn viên, giúp đỡ được 50 thanh niên vi phạm pháp luật mãn hạn tù trở địa phương; thành lập 04 câu lạc bộ “Phụ nữ với pháp luật” của Hội LHPN thị trấn Phú Thiện và xã Ayun Hạ.... Hội Nông dân  huyện duy trì mô hình “ Tổ An ninh tự quản” tại 09 xã, thị trấn. Công an huyện thành lập các mô hình “ Liên gia tự quản về an ninh nông thôn”, “ Dòng họ bảo đảm về An ninh nông thôn”, “Điểm nhóm tôn giáo bình yên về an ninh nông thôn” tại làng Ptau, xã Ia Sol, mô hình “ Mạng xã hội với pháp luật vì bình yên cuộc sống” tại 10 xã, thị trấn, mô hình “ Tiếng kẻng làng Đồn” tại 04 làng Đồn xã Chư A Thai, nổi bật là mô hình “Trở về đức tin, bình yên thôn làng” tuyên truyền, giúp đỡ người lầm lỡ ở huyện Phú Thiện trở về sinh hoạt tôn giáo thuần túy và hòa nhập với thôn làng, chăm lo sản xuất, ổn định cuộc sống. Giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, phòng chống tệ nạn, tai nạn giao thông trong CNVC-LĐ của CĐCS xã Ayun hạ và CĐCS xã Chrôh Pơnan được cấp ủy thường xuyên quan tâm ... Xây dựng lực lượng vũ trang vững mạnh, xây dựng đơn vị an toàn, địa bàn an toàn.

 
034.png

Trên lĩnh vực xây dựng hệ thống chính trị luôn được cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận và các tổ chức chính trị xã hội, các cơ quan ban ngành từ huyện đến cơ sở quan tâm chú trọng gắn với việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/TW của Ban chấp hành TW Đảng ( khóa XII) về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn  biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ; Chương trình số 50-CT/HU, ngày 24/07/2018 của Huyện ủy về thực hiện Kế hoạch số 131-KH/TU, ngày 29/05/2018 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc thực hiện Quyết định số 99-QĐ/TW, ngày 03/10/2017 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa XII) về hướng dẫn khung để các cấp, tổ chức đảng trực thuộc Trung ương tiếp tục phát huy vai trò của Nhân dân trong đấu tranh, ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ; Chương trình số 52-CT/HU, ngày 27/08/2018 của Huyện ủy về việc triển khai thực hiện Quy định số 124-QĐ/TW, ngày 02/02/2018 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội và Nhân dân đối với việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống của người đứng đầu, cán bộ chủ chốt và cán bộ đảng viên” gắn với thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW, ngày 15/05/2016 của Bộ Chính trị (khóa XII) về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, đã tạo sự chuyển biến tích cực trong nhận thức cùng như hành động của các cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên và các tầng lớp Nhân dân.

Có thể thấy, qua phong trào thi đua "Dân vận khéo" đã xuất hiện nhiều mô hình, điển hình "Dân vân khéo" trên tất cả các lĩnh vực, tạo sức lan tỏa lớn, được cán bộ, công chức, viên chức và Nhân dân đồng tình hưởng ứng. Các mô hình, điển hình đã phát huy tốt vai trò là hạt nhân tiêu biểu với những cách làm hay, có ý nghĩa thiết thực để mỗi cán bộ, đảng viên và Nhân dân trao đổi, học tập và nhân rộng trong phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn. Đặc biệt nhiều vấn đề bức xúc của người dân được xem xét, giải quyết kịp thời. Thực hiện lời Bác Hồ dạy "Dân vận khéo việc gì cũng thành công", huyện Phú tiếp tục đẩy mạnh thực hiện phong trào thi đua "Dân vận khéo", góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.
Kpă Loan

Chuyên mục