CHUYÊN MỤC

Rừng không chỉ là những chiếc "máy hút carbon" khổng lồ giúp giảm thiểu biến đổi khí hậu, mà còn thu về giá trị kinh tế cho người dân và quốc gia.

Biến đổi khí hậu và suy thoái môi trường đang là những thách thức lớn nhất mà nhân loại phải đối mặt trong thế kỷ 21. Trong bối cảnh này, rừng không chỉ đóng vai trò là lá phổi xanh của Trái đất mà còn là kho tàng vô giá chứa đựng những giá trị carbon quan trọng, góp phần duy trì cân bằng sinh thái và giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu. Nhận thức rõ vai trò thiết yếu của rừng, Trường Đại học Lâm nghiệp đã tổ chức tọa đàm "Giá trị Carbon Rừng và Môi Trường" nhằm nâng cao nhận thức cho các sinh viên, tình nguyện viên. Qua buổi tọa đàm cũng thể hiện vai trò và sự quan tâm của giới trẻ với các vấn đề mang tính toàn cầu hiện nay.

Các diễn giả, cán bộ, giảng viên, học sinh, sinh viên đã tập trung thảo luận những nội dung trọng tâm như: Thực trạng và giải pháp quản lí tài nguyên thiên nhiên trong tình trạng biến đổi khí hậu; Hoạt động bảo vệ môi trường - Tư duy xanh; Vai trò của rừng và giá trị carbon rừng; Những vấn đề pháp lý về đảm bảo sinh kế hài hòa với bảo vệ rừng;....

Tọa đàm về giá trị của carbon rừng và xu thế mới trong ứng phó với biến đổi khí hậu ở Việt Nam - Ảnh 1.

Buổi tọa đàm có ý nghĩa thiết thực trong việc cung cấp thông tin và nâng cấp tư duy cho thế hệ trẻ.


Tọa đàm về giá trị của carbon rừng và xu thế mới trong ứng phó với biến đổi khí hậu ở Việt Nam - Ảnh 2.

GS.TS. Phạm Văn Điển - Hiệu trưởng Trường Đại học Lâm nghiệp phát biểu khai mạc.

Tín chỉ carbon là chứng nhận để giao dịch thương mại và thể hiện quyền phát thải lượng khí nhà kính, cụ thể là khí CO2. Mỗi tín chỉ đại diện cho quyền phát thải một tấn CO2 hoặc một lượng khí nhà kính khác tương đương với 1 tấn CO2 vào bầu khí quyển. Thị trường carbon là một cơ chế kinh tế để giảm thiểu phát thải khí nhà kính bằng cách khuyến khích các hoạt động hấp thụ carbon hoặc giảm phát thải carbon.

Năm 2023, Việt Nam đã bán được 10,3 triệu tấn Carbon, thu về 51 triệu đô la mỹ (khoảng 1,250 tỷ đồng), trở thành quốc gia đầu tiên ở châu Á - Thái Bình Dương và là quốc gia thứ 5 trên thế giới tham gia kí thỏa thuận chi trả giảm phát thải.

Ước tính, Việt Nam có trên 14,7 triệu ha rừng với tỷ lệ che phủ 42,02%, trong đó rừng tự nhiên chiếm hơn 10 triệu ha (khoảng 70%), rừng trồng hơn 4,5 triệu ha. Bên cạnh nguồn tài nguyên rừng phong phú, nước ta còn có khả năng bán tín chỉ carbon từ lúa, các cây công nghiệp dài ngày như cao su, điều, cà phê, dừa... nếu được xác lập theo tiêu chí của đối tác. Ngân hàng Thế giới cũng cam kết mua 10 USD/tín chỉ carbon (1 tấn carbon bằng 1 tín chỉ carbon). Do đó, nếu trồng 1 triệu ha lúa, người nông dân sẽ thu về khoảng 100 triệu USD mỗi năm từ bán tín chỉ carbon... Nhìn chung, với những con số "biết nói" trên cho thấy, tiềm năng xuất khẩu tín chỉ carbon của Việt Nam trong tương lai gần là rất lớn. Do đó, nếu chúng ta biết tận dụng lợi thế từ tiềm năng này, thì thu về giá trị kinh tế lớn cho người dân.

Tọa đàm về giá trị của carbon rừng và xu thế mới trong ứng phó với biến đổi khí hậu ở Việt Nam - Ảnh 3.

Diễn giả Mathias tham luận "Vai trò của rừng và giá trị carbon rừng".

Theo Trần Huệ Chi, Đại diện Lớp K68 - Lâm Sinh, ý thức của con người chính là mấu chốt trọng điểm, quyết định việc hành động bảo vệ môi trường. Với gốc rễ là ở ý thức, ai trong chúng ta cũng nên hình thành "tư duy xanh". Hiểu đơn giản tư duy xanh là nuôi dưỡng các kiến thức và thực tiễn dẫn đến các hành động và lối sống thân thiện với trường. Từ đó giúp bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên cho thế hệ hiện tại và tương lai. Trong thời gian qua, các sinh viên của Trường Đại học Lâm nghiệp đã tổ chức tập huấn "Phân loại rác thải tại nguồn, tận dụng rác thải hữu cơ để chế biến phân Compost" tại các xã của huyện Cao Phong, tỉnh Hoà Bình. Từ đó nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của người dân cũng như giúp đỡ cộng đồng tận dụng rác thải làm phân bón cho cây trồng.

Tọa đàm về giá trị của carbon rừng và xu thế mới trong ứng phó với biến đổi khí hậu ở Việt Nam - Ảnh 4.

Diễn giả Trần Huệ Chi trình bày tham luận “Hoạt động bảo vệ môi trường - Tư duy xanh”.


Tọa đàm về giá trị của carbon rừng và xu thế mới trong ứng phó với biến đổi khí hậu ở Việt Nam - Ảnh 5.

Đối với thế hệ trẻ, rừng không chỉ là những mảng xanh tươi mát, nơi chúng ta có thể thả hồn vào thiên nhiên, mà còn là những "chiếc máy hút carbon" khổng lồ giúp giảm thiểu biến đổi khí hậu, là nơi cư trú của nhiều loài sinh vật, góp phần duy trì sự đa dạng sinh học. Việc phát triển thị trường tín chỉ carbon không chỉ giúp Việt Nam giảm phát thải khí nhà kính mà còn tạo ra cơ hội kinh tế mới, thu hút đầu tư và hỗ trợ phát triển bền vững.


 

Thông tin liên hệ:

  • Xã Ia Yeng - Huyện Phú Thiện - tỉnh Gia Lai
  • iayeng.phuthien@gialai.gov.vn
  •  

Thông tin bản quyền:


Chịu trách nhiệm chính: Đ/c Chủ tịch UBND xã Ia Yeng.