Giới thiệu  |   Liên hệ   | 
Loading...

 THÔNG TIN LIÊN HỆ

 Văn phòng UBND huyện Phú Thiện
Chịu trách nhiệm chính: Ông Nguyễn Ngọc Ngô - Phó Chủ tịch TT UBND huyện Phú Thiện
Giấy phép số: 
Địa chỉ: 05 Quang Trung, thị trấn Phú Thiện, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai
Điện thoại: (0269) 3 882 226 - FAX: (0269) 3 882 237
Email: ubndphuthien@gialai.gov.vn

Huyện Phú Thiện tổ chức Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số huyện Phú Thiện lần thứ IV - năm 2024

28/05/2024
Từ chiều ngày 27/5 đến ngày 28/5/2024, Huyện Phú Thiện đã tổ chức thành công Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số huyện Phú Thiện lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề “Các dân tộc đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”.

z5483658167700_b182a0cde5f9a7956bea62c9fd541af0.jpg

Dự và chỉ đạo Đại hội Phạm Thị Phước An, Phó vụ trưởng Vụ Địa phương II, Ủy ban Dân tộc; đồng chí Rmah Tiệp - Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh,  Trưởng Ban chỉ đạo Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Gia Lai.

Tham dự đại hội có đại diện Lãnh đạo các sở/ban ngành là Thành viên Ban chỉ đạo Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Gia Lai; Đại diện Lãnh đạo UBND và phòng Dân tộc các huyện/thị xã/thành phố của tỉnh Gia Lai. Lãnh đạo Huyện ủy - Hội đồng nhân dân - Ủy ban nhân dân huyện - Ủy ban MTTQVN, các cơ quan, ban ngành, địa phương của huyện Phú Thiện, cùng 134 đại biểu ưu tú đại diện cho đồng bào các DTTS trên địa bàn toàn huyện.
 
Ba-Pham-Thi-Phuoc-An-Pho-Vu-truong-Vu-Cong-tac-dan-toc-dia-phuong-(Uy-Ban-Dan-toc)-phat-bieu-tai-Dai-hoi-Anh-Vu-Chi.jpg
đồng chí Phạm Thị Phước An, Phó vụ trưởng Vụ Địa phương II, Ủy ban Dân tộc phát biểu tại Đại hội
Phú Thiện là huyện miền núi nằm ở phía Đông Nam của tỉnh Gia Lai, có diện tích tự nhiên là 505km2. Vị trí địa lý: phía Đông giáp thị xã Ayun Pa, phía Tây giáp huyện Chư Sê, phía Nam giáp tỉnh Đắk Lắk và phía Bắc giáp huyện Ia Pa. Huyện có 09 xã và 01 thị trấn, trong đó có 02 xã thuộc khu vực III, 01 xã khu vực II và 07 xã, thị trấn khu vực I; đến nay huyện có 05 xã đạt chuẩn nông thôn mới; thị trấn Phú Thiện đạt chuẩn đô thị loại V. Huyện có 81 thôn làng/Tổ dân phố, trong đó có 18 thôn, làng đặc biệt khó khăn. Đến nay, dân số toàn huyện là 86.693 người, trong đó bà con đồng bào DTTS là 54.137 người (chiếm 62,45% tổng dân số) với có 21 dân tộc anh em cùng sinh sống.

Theo báo cáo tại đại hội, những năm qua, các DTTS huyện Phú Thiện luôn đoàn kết, tích cực lao động, sản xuất phát triển kinh tế - xã hội; thực hiện có hiệu quả các Chương trình mục tiêu Quốc gia về giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới. Cấp ủy, chính quyền từ huyện đến cơ sở có nhiều nỗ lực, cố gắng trong thực hiện nhiệm vụ để từng bước nâng cao đời sống Nhân dân, quan tâm chăm lo đời sống của đồng bào các DTTS, nhất là ở các xã, các thôn làng đặc biệt khó khăn. Các chương trình mục tiêu quốc gia và chính sách dân tộc được cấp trên đầu tư cho địa phương đã mang lại nhiều thay đổi, khởi sắc ở vùng nông thôn, góp phần thực hiện có hiệu quả các mục tiêu, chỉ tiêu chủ yếu về phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng - an ninh và xây dựng Đảng theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện nhiệm kỳ 2020 - 2025 đề ra. Huyện đã thực hiện có hiệu quả các chương trình, chính sách, dự án đối với đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi như: chính sách phát triển giáo dục và đào tạo; chính sách y tế, dân số; chính sách người có uy tín trong đồng bào DTTS; chính sách truyền thông, phổ biến giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý; chính sách bảo tồn, phát triển văn hóa và du lịch vùng DTTS; chính sách bảo vệ môi trường, sinh thái; chính sách ổn định dân cư cho đồng bào DTTS; Chương trình 135; thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (giai đoạn 1, năm 2021 - 2025).
 
Giai đoạn 2019 - 2024, được sự quan tâm đầu tư của Trung ương và của Tỉnh, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, sự quản lý điều hành của các cấp chính quyền, sự đồng thuận của Nhân dân các dân tộc, huyện Phú Thiện đã tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ trên các lĩnh vực. Tốc độ tăng trưởng kinh tế duy trì mức cao, bình quân đạt 9,5%/năm; cơ cấu kinh tế tiếp tục có sự chuyển dịch tích cực, giảm dần tỷ trọng khu vực nông, lâm nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp - xây dựng và dịch vụ. Cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội được đầu tư tương đối đồng bộ, cơ bản đáp ứng tốt nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Thu ngân sách tại địa bàn năm sau cao hơn năm trước. Các chương trình, dự án, chính sách hỗ trợ trực tiếp cho đồng bào DTTS được triển khai kịp thời và có hiệu quả. Tỷ lệ giảm nghèo bình quân hàng năm đạt trên 3,5%. Trong vùng DTTS đã xuất hiện nhiều mô hình sản xuất, mô hình kinh tế hộ gia đình, tổ hợp tác, hợp tác xã có thu nhập ổn định cho nông dân. Chất lượng giáo dục, đào tạo có chuyến biến tích cực; hoạt động văn hóa, thông tin, thể thao được duy trì gắn với thực hiện các nhiệm vụ chính trị của địa phương; các giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc được giữ gìn và phát huy. Hoạt động từ thiện, nhân đạo, vận động giúp đỡ vùng đồng bào DTTS phát huy hiệu quả tích cực. Công tác xây dựng nông thôn mới được triển khai đồng bộ và có hiệu quả, nổi bật huyện đã có thêm 02 xã và 22 Làng người DTTS đạt chuẩn Làng nông thôn mới, diện mạo nông thôn trong huyện thay đổi rõ nét. Hệ thống chính trị được củng cố và hoạt động có hiệu quả. Nhiệm vụ quốc phòng - quân sự địa phương được tổ chức thực hiện có chất lượng; an ninh chính trị và TTATXH được giữ vững ổn định. Khối Đại đoàn kết toàn dân tộc trên địa bàn huyện được củng cố, tăng cường.

Tuy nhiên, ngoài kết quả đã đạt được thì hiện nay số hộ DTTS là hộ nghèo, cận nghèo còn chiếm tỷ lệ cao; mức sống của một bộ phận cư dân vùng đồng bào DTTS còn thấp, nguy cơ tái nghèo còn cao. Tình trạng học sinh người DTTS bỏ học, nghỉ học theo mùa vụ vẫn còn diễn ra; tỷ lệ HS người DTTS hoàn thành chương trình THCS tiếp tục học lên bậc THPT, Cao đẳng, Đại học hoặc học nghề còn thấp; trình độ nhận thức của đồng bào DTTS không đồng đều và còn thấp so với mặt bằng chung của huyện. Ý thức trong công tác bảo vệ sức khỏe của một bộ phận đồng bào DTTS chưa cao, vẫn còn tình trạng ốm đau hoặc sinh đẻ nhưng không đến cơ sở y tế để được chăm sóc, khám chữa bệnh. Môi trường sinh ở một vài thôn làng người DTTS còn chưa đảm bảo; đến nay vẫn còn khoảng 25% hộ đồng bào DTTS chưa sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh. Vẫn còn một số hộ nghèo, cận nghèo người DTTS sinh sống trong nhà tạm dột nát, không đảm bảo diện tích; thiếu đất ở; thiếu đất sản xuất; thiếu việc làm ổn định; một số thôn làng thường xuyên thiếu nước sinh hoạt trong mùa khô. Một vài nghề truyền thống (như đan lát, dệt thổ cẩm,...) tuy được duy trì nhưng khó phát triển thành mô hình sản xuất hàng hóa, dịch vụ. Những vấn đề xã hội như tình trạng tảo hôn, phụ nữ sinh con trước 18 tuổi, bạo lực gia đình vẫn còn xảy ra. An ninh chính trị, TTATXH trong vùng DTTS còn tiềm ẩn yếu tố phức tạp; một bộ phận nhỏ người DTTS vẫn tin theo luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch, phản động, nhất là hoạt động lợi dụng vấn đề tôn giáo để xúi giục, kích động, lôi kéo, chia rẽ khối Đại đoàn kết toàn dân tộc vẫn còn diễn ra. Kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội ở các thôn làng ĐBKK dù đã được quan tâm đầu tư nhưng vẫn chưa đồng bộ. Có thôn làng đường giao thông nội làng đã xuống cấp; hệ thống điện còn thiếu an toàn; nguồn nước phục vụ sản xuất, sinh hoạt còn khó khăn.
 
Pho-Chu-tich-UBND-tinh-Duong-Mah-Tiep-phat-bieu-chi-dao-tai-Dai-hoi-Anh-Vu-Chi.jpg
đồng chí Rmah Tiệp - Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh,  Trưởng Ban chỉ đạo Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Gia Lai

Đại hội cũng đã thống nhất với nhiệm vụ đến năm 2029 như: (1) Phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện xuống dưới 10% (áp dụng theo chuẩn nghèo giai đoạn 2026-2030); giảm nghèo trong đồng bào DTTS bình quân mỗi năm đạt từ 2,5% trở lên. Thu nhập bình quân người DTTS gần bằng 1/2 mức bình quân chung của cả nước. Không còn xã đặc biệt khó khăn; giảm 50% tổng số thôn đặc biệt khó khăn so với hiện nay (giảm 9/18 thôn làng).  (2) Giải quyết cơ bản tình trạng nhà ở đơn sơ, nhà ở thiếu diện tích và tình trạng thiếu đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt trong đồng bào DTTS. Hoàn thành cơ bản công tác định canh, định cư; sắp xếp, bố trí ổn định 90% số hộ di cư không theo quy hoạch. Quy hoạch, sắp xếp, di dời, bố trí trên 60% số hộ DTTS đang cư trú phân tán, rải rác trong nương rẫy, các khu vực hẻo lánh, nơi có nguy cơ xảy ra lũ ống, lũ quét, sạt lở. Duy trì và nâng cao tỷ lệ che phủ rừng đạt 29%. Cơ bản ngăn chặn tình trạng suy thoái môi trường sinh thái. (3) Chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn vùng đồng bào DTTS, hằng năm thu hút 3% lao động sang làm việc các ngành, nghề phi nông nghiệp. có 35% lao động người DTTS biết làm các ngành nghề: công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, du lịch, dịch vụ, trong đó có ít nhất 50% là lao động nữ. Phấn đấu 65 % số hộ nông dân người DTTS làm kinh tế nông - lâm nghiệp hàng hóa. (4) Giữ vững 100% xã có đường ô tô đến trung tâm xã đã được bê tông hóa; trên 90% số thôn đồng bào DTTS có đủ cơ sở hạ tầng đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội; 100% số trường, lớp học được xây dựng kiên cố; 100% hộ người DTTS được sử dụng điện lưới quốc gia và các nguồn điện khác phù hợp, an toàn; 100% đồng bào DTTS được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh; 100% đồng bào DTTS được xem truyền hình và nghe đài phát thanh. (5) Duy trì tỷ lệ trẻ em mẫu giáo 5 tuổi đến trường và học sinh trong độ tuổi học tiểu học đạt 100%; học sinh THCS trên 98%, học trung học phổ thông trên 70%; người từ 15 tuổi trở lên đọc thông, viết thạo tiếng phổ thông trên 95%. (6) Duy trì 100% số xã đạt chuẩn Quốc gia về Y tế. Tăng cường công tác y tế để đồng bào DTTS được tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ hiện đại; tiếp tục khống chế, tiến tới loại bỏ dịch bệnh ở vùng DTTS; tỷ lệ đồng bào DTTS tham gia bảo hiểm y tế trên 98 %. Trên 97% phụ nữ có thai được khám thai định kỳ, sinh con ở cơ sở y tế hoặc có sự trợ giúp của cán bộ y tế; giảm tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng thể nhẹ cân xuống dưới 15%. (7) Bảo đảm 100% Nhà sinh hoạt cộng đồng ở các thôn làng/tổ dân phố phục vụ tốt nhu cầu sinh hoạt của Nhân dân. Bảo tồn và phát triển các giá trị, bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc, phấn đấu trên 70% di sản văn hóa của các DTTS được kiểm kê, sưu tầm; bảo vệ và phát huy giá trị Khu di tích lịch sử  văn hóa Plei Ơi. Trên 70% thôn có đội văn hóa, văn nghệ (hoặc câu lạc bộ) truyền thống hoạt động thường xuyên, có chất lượng. (8) Xây dựng hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở vững mạnh. Chăm lo đào tạo, quy hoạch, xây dựng đội ngũ cán bộ người DTTS. Bảo đảm tỷ lệ cán bộ, công chức, viên chức người DTTS phù hợp với tỷ lệ dân số là người DTTS trong huyện. Trên 95% cán bộ, công chức cấp xã vùng đồng bào DTTS của huyện có trình độ chuyên môn từ trung cấp trở lên, trong đó trên 70% có trình độ đại học và trung cấp chính trị trở lên; trên 90% được bồi dưỡng kiến thức dân tộc theo 4 nhóm đối tượng. (9) Tổ chức thực hiện có chất lượng, hiệu quả các nhiệm vụ công tác quốc phòng - an ninh, bảo đảm giữ vững ổn định an ninh chính trị, TTATXH; đến năm 2029, toàn huyện không còn thôn làng trọng điểm về an ninh chính trị.

Đại hội đã bầu Đoàn đại biểu đi Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Gia Lai gồm 16 đại biểu và thông qua Quyết tâm thư Đại hội.
 
Truong-ban-Dan-toc-tinh-Kpa-Do-tang-giay-khen-cho-5-tap-the-co-thanh-tich-xuat-sac-ve-thuc-hien-chinh-sach-dan-toc-giai-doan-2019-2024-Anh-Vu-Chi.jpg
 
Dịp này, Ban Dân tộc tỉnh tặng đã tặng Giấy khen cho 05 tập thể và 10 cá nhân có thành tích xuất sắc đóng góp vào việc củng cố khối đại đoàn kết dân tộc góp phần xây dựng và bảo vệ quê hương, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. UBND huyện Phú Thiện tặng Giấy khen cho 05 tập thể và 19 cá nhân có thành tích xuất sắc, tiêu biểu là người DTTS có nhiều đóng góp cho việc củng cố, phát huy khối đại đoàn kết dân tộc tại vùng DTTS.
Thúy Mùi - VP HĐND-UBND huyện

Chuyên mục