Giới thiệu  |   Liên hệ   | 
Loading...

 THÔNG TIN LIÊN HỆ

 Văn phòng UBND huyện Phú Thiện
Chịu trách nhiệm chính: Ông Nguyễn Ngọc Ngô - Phó Chủ tịch TT UBND huyện Phú Thiện
Giấy phép số: 
Địa chỉ: 05 Quang Trung, thị trấn Phú Thiện, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai
Điện thoại: (0269) 3 882 226 - FAX: (0269) 3 882 237
Email: ubndphuthien@gialai.gov.vn

Nỗ lực xóa mù chữ cho đồng bào dân tộc thiểu số tại xã Ia Piar

25/08/2023
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn I (2021-2025), tỉnh Gia Lai, năm học 2022-2023, huyện Phú Thiện đã mở 2 lớp xóa mù chữ trong độ tuổi từ 15 trở lên cho người dân đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn xã Ia Piar đã thu hút trên 80 học viên theo học. Đây được xem là giải pháp cho việc nâng cao trình độ dân trí, góp phần xóa đói, giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số vùng sâu, vùng xa.

2222.jpg

Anh Rmah Dung sinh năm 2000 thôn Mơ Nai Trang xã Ia Piar là hộ nghèo có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, mặc dù đã có con nhưng anh vẫn chưa một lần được đi học và không biết chữ, nên anh không đọc được bất cứ loại sách báo nào. Khổ nhất là khi đi làm giấy tờ tùy thân, các loại giấy tờ quan trọng, không biết ký mà phải điểm chỉ. Khi được tuyên truyền vận động của thầy cô giáo và cán bộ trong thôn về lớp xóa mù chữ, anh Rmah Dung đã đăng ký đi học giờ anh đã biết chữ, tự viết được tên anh Dung chia sẻ: “Em học được 3 tháng, học biết chữ, ngày xưa không học, em cố gắng theo học, giờ biết sơ sơ, chưa biết nhiều được, 2 vợ chồng tham gia học, 2 vợ chồng không biết chữ, mình biết hết chữ cái rồi biết viết tên mình rồi.”

Chị Ksor H' Yuôn sinh năm 1991 Là một trong những học viên được đánh giá tiến bộ học tiếp thu nhanh nhất lớp chia sẻ: Gia đình chị thuộc diện hộ cận nghèo. Vì hoàn cảnh khó khăn nên 2 vợ chồng đều không biết chữ. Biết tin nhà trường tổ chức lớp xóa mù chữ tại buôn Mơ Nai Trang, 2 vợ chồng cùng đăng ký học. Cô con gái 8 tuổi cũng theo cha mẹ lên lớp để ôn luyện thêm. Chị H' Yuôn Mơ Nai Trang khoe: “Rất vui khi được nhà trường tổ chức học, cả làng cùng nhau đi học để biết chữ và cùng nhau đi học đông đủ, trước đây hoàn cảnh rất khó khăn, ít học, giờ nhà nước đào tạo cũng vui mừng và có ý nghĩa, tôi tham gia lớp học cũng hơn 3 tháng rồi.”

Cô Ksor H’Đơi-Giáo viên trực tiếp giảng dạy lớp xóa mù chữ buôn Mơ Nai Trang-tâm sự: Thời điểm mở lớp, chúng tôi gặp nhiều khó khăn vì phần lớn người không biết chữ đều thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo. Hàng ngày phải đi làm đến tối mịt mới về nên khó sắp xếp thời gian. Cô phối hợp già làng, trưởng thôn đến từng nhà vận động để bà con thấy được lợi ích của sự học mà đến lớp. Sau 3 tháng, học viên đã cơ bản thuộc bảng chữ cái, biết đánh vần, nghe-viết những chữ đơn giản. Cô Ksor H Đơi trải lòng:“Tôi vào đây gặp khó khăn nhiều và lớp này từ 15 tuổi đến 35 tuổi nên khó khăn về viết, đọc, tôi dạy từng chữ cái một, cầm tay viết cho từng người, học vần, đánh vần cho từng chữ, từng âm, hết chương trình lớp 1 tôi tập cho nghe viết, tôi đọc học viên tập viết, trong khí đọc chính tả có chữ rất khó viết tôi viết lên bảng, chữ dễ đọc cho viết, đọc thuộc lòng thì học viên chưa đọc được, cầm sách đọc thì đọc được... Thấy học viên cũng tiến bộ nhiều, một số phụ huynh có con vào học luôn.”
 
Theo thầy Bùi Văn Thắng-Hiệu trưởng Trường Tiểu học Lý Tự Trọng, xã Ia Pair cho biết: Trong năm học 2022-2023 được UBND huyện giao kinh phí hỗ trợ của vùng ĐBDTTS thuộc dự án 5 Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn 1 từ năm 2021 đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh với mục tiêu trên 90% người từ 15 tuổi trở lên đọc thông, viết thạo tiếng phổ thông. Chương trình gồm các môn học: Tiếng Việt, Toán, Tự nhiên và Xã hội, Khoa học, Lịch sử và Địa lý; tổng thời lượng là 1.954 tiết. Học viên được hỗ trợ kinh phí, tài liệu học tập. Trường tiểu học Lý Tự trọng được giao mở 2 lớp  xóa mù chữ với 82 học viên. Riêng làng Mơ Nai Trang thuộc làng đặc biệt  khó khăn của xã Ia Pair với số lượng đông 52 học viên, ngoài ra thì tại khu trung tâm mở 1 lớp 32 học viên dành cho thôn Rbai Chrung, Plei Got, Kơ Sing. Quá trình thực hiện nhà trường đã chủ động xây dựng kế hoạch mở lớp, bố trí cán bộ giáo viên tuyên truyền vận động nhân nhân, phối hợp với thôn làng huy động được số lượng học viên. Nhà trường xây dựng kế hoạch dạy học và phân công giáo viên phụ trách giảng dạy cũng như phân công cán bộ theo dõi, giám sát trong quá trình thực hiện. Thầy Thắng chia sẻ: “Khó khăn khi thực hiện là về: chương trình xóa mù chữ hiện hành mới thay đổi so với chương trình trước đây, chương trình này chính thức đến giờ này chưa có sách dạy xóa mù chữ dành cho giai đoạn 1 và giai đoạn 2 của chương trình. Gồm 5 kỳ học, nhà trượng tạm sử dụng bộ sách trí thức kết nối với cuộc sống có điểm tương đồng với chương trình này và đang thực hiện, vừa rồi sở cũng đã tổ chức lớp tập huấn dành cho giáo viên dạy các lớp xóa mù chữ, tới đây có văn bản hướng dẫn chính thức của Sở GD&ĐT cũng như là có sách thì nhà trường sẽ bám sát hơn vào chương trình dạy học và thực hiện đảm bảo đúng chương trình của Bộ và việc đánh giá học viêc thì cũng thực hiện thông tư số 10. Học viên nhiều khó khăn, đa số mù chữ là những người có hoàn cảnh khó khăn, nhà trường tích cực vận động các nguồn xã hội hóa để hỗ trợ cho học viên xóa mù chữ, những việc kêu gọi của nhà trường cũng chưa nhận được nhiều sự đóng góp của cộng đồng, mới vận động được quần áo, sách vở chưa được nhiều lắm, qua đây nhà trường cũng mong nhận được nhiều sự đóng góp của các tổ chức, cá nhân các tổ chức từ thiện hỗ trợ cho bà con hoàn thành xóa mù chữ.”

Tin tưởng rằng với sự chung tay vào cuộc của các cấp các ngành, sự nỗ lực của các học viên công tác xóa mù chữ cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn xã Ia Piar sẽ đạt được nhiều kết quả tích cực, góp phần nâng cao dân trí, xóa đói giảm nghèo, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện công bằng trong giáo dục và xây dựng xã hội học tập trên địa bàn huyện.
Phạm Thị Mai

Chuyên mục